Có 20 kết quả:

丁 đinh仃 đinh叮 đinh圢 đinh帄 đinh汀 đinh灯 đinh玎 đinh町 đinh疓 đinh疔 đinh盯 đinh糽 đinh綎 đinh耵 đinh虰 đinh酊 đinh釘 đinh钉 đinh靪 đinh

1/20

đinh [chênh, tranh, trành]

U+4E01, tổng 2 nét, bộ nhất 一 (+1 nét)
phồn & giản thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

1. con trai
2. họ Đinh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can “Đinh”, can thứ tư trong “thiên can” mười can.
2. (Danh) Hàng thứ tư, sau “Giáp” , “Ất” , “Bính” .
3. (Danh) Trai tráng thành niên, đàn ông. ◎Như: “tráng đinh” , “nam đinh” .
4. (Danh) Người, đầu người, nhân khẩu. ◎Như: “tô đinh” thuế đánh theo số đầu người.
5. (Danh) Kẻ làm lụng, người giúp việc, bộc dịch. ◎Như: “bào đinh” người nấu bếp, “viên đinh” người làm vườn, “gia đinh” người giúp việc trong nhà.
6. (Danh) Khối vuông nhỏ. ◎Như: “kê đinh” thịt gà thái hạt lựu.
7. (Danh) Chữ. ◎Như: “mục bất thức đinh” ý nói không biết chữ hoặc không có học vấn.
8. (Danh) Họ “Đinh”.
9. (Động) Mắc phải, gặp phải. ◎Như: “đinh ưu” gặp lúc đau xót, ý nói đang để tang cha hoặc mẹ.
10. (Phó) Kĩ càng, lặp đi lặp lại. ◎Như: “đinh ninh” dặn đi dặn lại nhiều lần.
11. (Tính) Tráng thịnh, cường tráng. ◎Như: “đinh niên” tuổi cường tráng, tức hai mươi tuổi. ◇Lí Lăng : “Đinh niên phụng sứ, Hạo thủ nhi quy” 使, (Đáp Tô Vũ thư ) Tuổi trai tráng phụng mệnh đi sứ, Đầu bạc mới về.
12. (Tính) Cực ít, cực nhỏ. ◎Như: “nhất đinh điểm nhi mao bệnh đô một hữu” một tí bệnh cũng không có.
13. Một âm là “chênh”. (Trạng thanh) (1) Chan chát (tiếng chặt cây). ◎Như: “phạt mộc chênh chênh” chặt cây chan chát. (2) Tiếng mưa rơi. (3) Tiếng hạ con cờ. (4) Tiếng nhạc khí đàn tấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Ðinh, can thứ tư trong mười can.
② Ðang, như đang để tang cha mẹ gọi là đinh ưu nghĩa là đang ở lúc đau xót vậy.
③ Người, như thành đinh nghĩa là người đến tuổi thành nhân.
④ Ðã lớn, là đã phải đóng thuế, như ta 18 tuổi phải đóng sưu vào sổ đinh gọi là đinh tịch.
⑤ Kẻ làm lụng, như bào đinh là người nấu bếp, viên đinh là người làm vườn, v.v.
⑥ Răn bảo kĩ càng, như đinh ninh .
⑦ Chữ, như mục bất thức đinh .
⑧ Một âm là chênh, như phạt mộc chênh chênh chặt cây chan chát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con trai, trai tráng, đàn ông: Trai tráng; Con trai đã đến tuổi thành đinh; Nhà có ba con trai lớn thì bắt đi hết một người (Bạch Cư Dị);
② Người, số người: Con cái đông đúc; Cùng nhau nói cười đều là các nho sinh học rộng, bạn bè lui tới không có ai là người vô học (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh);
③ Người (làm việc vặt): Người làm vườn; Người gác cổng; Người đầu bếp mổ trâu cho Lương Huệ vương (Trang tử);
④ Ngôi thứ tư trong thiên can;
⑤ (Món ăn thái) hạt lựu: Thịt gà hạt lựu;
⑥ Gặp phải: Gặp thời hưng thịnh; Ta mừng ta được sinh ra, riêng gặp phải thời này (Hậu Hán thư);
⑦ Tráng kiện: Đinh là nói sự tráng kiện trong vạn vật (Sử kí: Luật thư);
⑧ (văn) Chữ đinh: Mắt không biết một chữ đinh;
⑨ [Ding] (Họ) Đinh. Xem [zheng].

Tự hình 5

Dị thể 2

Từ ghép 30

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

đinh [đính]

U+4EC3, tổng 4 nét, bộ nhân 人 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: linh đinh )

Từ điển trích dẫn

1. § Xem “linh đinh” .

Từ điển Thiều Chửu

① Linh đinh đi vò võ một mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [líng ding].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Linh đinh. Vần Linh — Một âm khác là Đính. Xem Đính.

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 2

Bình luận 0

đinh

U+53EE, tổng 5 nét, bộ khẩu 口 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: đinh ninh )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đốt, chích (kiến, ong...). ◎Như: “bị văn tử đinh liễu” bị muỗi đốt rồi.
2. (Động) Dặn đi dặn lại. ◇Nguyễn Du : “Phân hương mại lí khổ đinh ninh” (Đồng Tước đài ) Chia hương, bán giày, khổ tâm dặn dò.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðinh ninh dặn đi dặn lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Muỗi) đốt: Chân bị muỗi đốt;
② Hỏi gạn: Tôi hỏi gạn một câu, anh ta mới chịu nói thật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem các từ ngữ bắt đầu bằng .

Tự hình 2

Từ ghép 7

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

đinh [đỉnh]

U+5722, tổng 5 nét, bộ thổ 土 (+2 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bờ ruộng
2. đinh (đơn vị đo, bằng 100 mẫu)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đinh .

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

đinh

U+5E04, tổng 5 nét, bộ cân 巾 (+2 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: bổ đinh )

Từ điển Trần Văn Chánh

bổ đinh [bưding] ① Vá sửa quần áo;
② Chỗ vá. Cv. , , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung quần áo. Chẳng hạn Bồ đinh ( may vá quần áo ).

Tự hình 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

đinh

U+6C40, tổng 5 nét, bộ thuỷ 水 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. bãi sông
2. châu Đinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bãi thấp, bãi sông. ◇Vương Bột : “Hạc đinh phù chử, cùng đảo tự chi oanh hồi” , (Đằng Vương Các tự ) Bến hạc bãi le, quanh co đến tận đảo cồn.
2. (Danh) Sông “Đinh”.

Từ điển Thiều Chửu

① Bãi thấp, bãi sông.
② Sông Ðinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Bãi thấp, bãi sông, bãi cát bồi: Bãi cát bồi; Vệt cát ở bờ biển;
② [Ting] Sông Đinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng nước yên lặng — Chỗ bến nước bằng phẳng.

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

đinh [đăng]

U+706F, tổng 6 nét, bộ hoả 火 (+2 nét)
hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa. Ngọn lửa — Một âm là Đăng. Xem Đăng.

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0

đinh

U+738E, tổng 6 nét, bộ ngọc 玉 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: đinh đang ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) § Xem “đinh đông” 𤤮(+).

Từ điển Trần Văn Chánh

đinh đang [dingdang] Xem [dingdang].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng các viên ngọc va chạm vào nhau. Cũng gọi là Đinh linh — Dùng như chữ Đinh .

Tự hình 2

Từ ghép 3

Bình luận 0

đinh [đỉnh]

U+753A, tổng 7 nét, bộ điền 田 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. bờ ruộng
2. đinh (đơn vị đo, bằng 100 mẫu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mốc ruộng, đường đi nhỏ trong ruộng.
2. (Danh) Ruộng đất.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị đo diện tích ruộng thời xưa. § Phép tính đất 36 thước vuông là một “bình”, 30 “bình” là một “mẫu”, 100 “mẫu” là một “đinh”.
4. (Động) San bằng, làm cho phẳng đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Mốc ruộng, bờ cõi ruộng. Phép tính đất 36 thước vuông gọi là một bình, 30 bình là một mẫu, 100 mẫu gọi là một đinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Địa danh: Uyển Đinh (tên một thị trấn ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ ruộng. Bờ đất phân chia các thửa ruộng — Một mẫu đất.

Tự hình 2

Dị thể 5

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

đinh [nãi]

U+7593, tổng 7 nét, bộ nạch 疒 (+2 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đinh (nhọt lúc mới mọc nóng và rất ngứa, sau rắn chắc đau)

Tự hình 1

Bình luận 0

đinh

U+7594, tổng 7 nét, bộ nạch 疒 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

nhọt, mụn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mụn đầu đinh. § Một thứ bệnh mới đầu mọc mụn con, nóng và rất ngứa, sau thành dắn chắc, rất đau. ◇Hồng Lâu Mộng : “Ngã yêu cáo tố nhất cá nhân, tựu trường nhất cá đinh, nhật hậu bất đắc hảo tử” , , (Đệ nhị thập thất hồi) Tôi mà mách chuyện với một người nào, thì sẽ lên đinh, ngày sau sẽ chết chẳng lành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đinh, một thứ nhọt lúc mới mọc một cái mụn con nóng và rất ngứa, sau rồi đâm rắn chắc đau dữ gọi là đinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đinh nhọt, mụn, đầu đanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nhọt có đầu nhọn, thường mọc trên mặt. Ta cũng nói là nhọt đầu đinh.

Tự hình 2

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

đinh [trành]

U+76EF, tổng 7 nét, bộ mục 目 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

nhìm chăm chú, nhìn chòng chọc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn chăm chú. § Thông “đinh” .

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhìn chăm chú, nhìn chòng chọc: Đôi mắt anh chăm chú nhìn trên mặt sóng rađa. Cv. .

Tự hình 2

Bình luận 0

đinh [tranh]

U+7CFD, tổng 8 nét, bộ mịch 糸 (+2 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

dây buộc chặt

Tự hình 1

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

đinh

U+7D8E, tổng 12 nét, bộ mịch 糸 (+6 nét)
hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái dây cột — Cái dây buộc cái ấn của quan thời trước — Cũng đọc Đính.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 7

Bình luận 0

đinh

U+8035, tổng 8 nét, bộ nhĩ 耳 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: đinh ninh ,)

Từ điển Trần Văn Chánh

đinh ninh [dingníng] (giải) Ráy tai.

Tự hình 2

Từ ghép 2

Bình luận 0

đinh

U+8670, tổng 8 nét, bộ trùng 虫 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Đinh kinh .

Tự hình 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

đinh [đính]

U+91D8, tổng 10 nét, bộ kim 金 (+2 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

cái đinh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đinh. ◎Như: “thiết đinh” đinh sắt, “loa ti đinh” đinh ốc.
2. (Danh) Vật nhú cao lên, hình trạng như cái đinh.
3. (Động) Nhìn chăm chú. ◇Hồng Lâu Mộng : “Na nha đầu thính thuyết, phương tri thị bổn gia đích da môn, tiện bất tự tiên tiền na đẳng hồi tị, hạ tử nhãn bả Giả Vân đinh liễu lưỡng nhãn” , , 便, (Đệ nhị thập tứ hồi) A hoàn nghe nói, mới biết là người trong họ, không lẩn tránh như trước nữa, cứ dán hai mắt nhìn chòng chọc vào mặt Giả Vân.
4. (Động) Theo dõi, bám sát.
5. (Động) Thúc giục, nhắc nhở. ◎Như: “nhĩ yếu đinh trước tha cật dược” anh phải nhắc nó uống thuốc.
6. (Động) Đốt, chích (kiến, ong...). § Thông “đinh” .
7. Một âm là “đính”. (Động) Đóng đinh. ◎Như: “đính mã chưởng” đóng móng ngựa.
8. (Động) Đơm, khâu vá. ◎Như: “đính khấu tử” đơm khuy.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đinh.
② Một âm là đính. Ðóng đinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây đinh: Đinh ốc;
② Theo dõi, bám theo: Bám riết theo;
③ Thúc, giục: Anh phải nhắc cậu ta uống thuốc;
④ Như [ding]. Xem [dìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đinh, cái que nho, nhọn, bằng sắt, dùng để đóng các đồ đạc bằng gỗ — Một âm là Đính. Xem Đính.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

đinh [đính]

U+9489, tổng 7 nét, bộ kim 金 (+2 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

cái đinh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây đinh: Đinh ốc;
② Theo dõi, bám theo: Bám riết theo;
③ Thúc, giục: Anh phải nhắc cậu ta uống thuốc;
④ Như [ding]. Xem [dìng].

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

đinh

U+976A, tổng 11 nét, bộ cách 革 (+2 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vá đế giày
2. miếng vá

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vá đế giày;
② Miếng vá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khâu đồ bằng da. Khâu đế giày.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0