Có 15 kết quả:

举 cử佢 cử弆 cử擧 cử枱 cử柜 cử椐 cử榉 cử櫃 cử櫸 cử筥 cử籧 cử耜 cử舉 cử莒 cử

1/15

cử

U+4E3E, tổng 9 nét, bộ chủ 丶 (+8 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. ngẩng (đầu), nâng lên, nhấc lên
2. cử động

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa lên, giơ lên, giương lên: Giơ tay; Giương cao;
② Ngẩng: Ngẩng đầu;
③ Ngước: Ngước mắt;
④ Bầu, cử: Cử đại biểu; Mọi người bầu anh ấy làm tổ trưởng;
⑤ Nêu ra, đưa ra, cho: Xin cho một thí dụ;
⑥ Việc: Việc nghĩa;
⑦ Cử động, hành động: Mọi hành động;
⑧ Cả, khắp, tất cả đều, mọi, hết thảy mọi người: Tất cả những người dự họp; Khắp nước tưng bừng; Nghe thấy thế cả làng đều mừng rỡ; Mọi việc đều không thay đổi (Sử kí); Cả huyện, hết thảy mọi người trong huyện;
⑨ (văn) Đánh hạ, đánh chiếm, chiếm lĩnh: Hiến công mất nước Quắc, năm năm sau lại đánh hạ nước Ngu (Cốc Lương truyện: Hi công nhị niên); Tên lính thú (Trần Thiệp) cất tiếng hô lớn, cửa ải Hàm Cốc bị đánh chiếm (Đỗ Mục: A Phòng cung phú);
⑩ (văn) Đi thi, thi đậu, trúng cử: Dũ gởi thơ cho Lí Hạ, khuyên Hạ đi thi tiến sĩ (Hàn Dũ: Vĩ biện); Lí Hạ đỗ tiến sĩ trở thành người nổi tiếng (Hàn Dũ: Vĩ biện);
⑪ (văn) Tố cáo, tố giác: Quan lại phát hiện mà không tố cáo thì sẽ cùng (với người đó) có tội (Luận hoành);
⑫ (văn) Tịch thu;
⑬ (văn) Cúng tế;
⑭ (văn) Nuôi dưỡng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 16

Từ ghép 6

Bình luận 0

cử [cừ, cự]

U+4F62, tổng 6 nét, bộ nhân 人 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nó. Hắn. Cũng đọc Cự.

Tự hình 1

Bình luận 0

cử [khí]

U+5F06, tổng 8 nét, bộ củng 廾 (+5 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cất giấu, giấu kín, cất giữ

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cất giấu, giấu kín, cất giữ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giấu kín.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

cử

U+64E7, tổng 17 nét, bộ thủ 手 (+13 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngẩng (đầu), nâng lên, nhấc lên
2. cử động

Từ điển trích dẫn

1. Nguyên là chữ “cử” .

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ cử .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cách viết của chữ Cử .

Tự hình 1

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cử [di, đài]

U+67B1, tổng 9 nét, bộ mộc 木 (+5 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

Tự hình 1

Dị thể 8

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

cử [cự, quỹ]

U+67DC, tổng 8 nét, bộ mộc 木 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây “cử”, một loài liễu lớn, gỗ dùng đóng tủ. § Cũng như “cử” .
2. § Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cử []

U+6910, tổng 12 nét, bộ mộc 木 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây “cư”, còn có tên là cây “linh thọ” , gỗ dùng làm gậy chống, gọi là “linh thọ trượng” .
2. Một âm là “cử”. (Danh) Cây “cử”. § Cũng như “cử” .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây cư, một tên là cây linh thọ gỗ dùng làm gậy chống, gọi là linh thọ trượng .
② Một âm là cử. Cây cử, cũng như chữ cử .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cử

U+6989, tổng 13 nét, bộ mộc 木 (+9 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cây cử, cây sồi

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây sồi, gỗ sồi (Zelkova serrata).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 4

Bình luận 0

cử [quỹ]

U+6AC3, tổng 18 nét, bộ mộc 木 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tủ, hòm. ◎Như: “y quỹ” tủ áo, “thư quỹ” tủ sách.
2. (Danh) Chỗ đất cao lên ở chung quanh, dùng để chứa nước. Cũng chỉ “quỹ điền” . ◇Nam Tống Thư : “Phàm yếu hại chi địa giai trúc thành bảo, kì khả nhân thủy vi hiểm giả, giai tích thủy vi quỹ” , , (Quyển thập tứ).
3. (Danh) Quầy hàng, cửa hàng. ◎Như: “chưởng quỹ” chủ tiệm. ◇Thủy hử truyện : “Trịnh Đồ khán thì, kiến thị Lỗ đề hạt, hoảng mang xuất quỹ thân lai xướng nhạ” , , (Đệ tam hồi) Trịnh Đồ nhìn ra, thấy Lỗ đề hạt, vội vàng bước ra khỏi quầy hàng vái chào.

Tự hình 1

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cử

U+6AF8, tổng 20 nét, bộ mộc 木 (+16 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cây cử, cây sồi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây “cử”, gỗ dùng để đóng thuyền, làm cầu, xây cất. § Tục viết là “cử” .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây cử.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây sồi, gỗ sồi (Zelkova serrata).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại cây to, gỗ tốt, dùng vào việc kiến trúc.

Tự hình 1

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cử

U+7B65, tổng 12 nét, bộ trúc 竹 (+6 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái sọt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật hình tròn, thường làm bằng tre, dùng đựng cơm, gạo (ngày xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái sọt.
② Gồi lúa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Sọt tre tròn để đựng thóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giỏ đan bằng tre để đựng đồ vật — Cái bồ cào.

Tự hình 2

Dị thể 6

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cử [cừ]

U+7C67, tổng 22 nét, bộ trúc 竹 (+16 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cái sọt để chăn tằm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cách viết của hai chữ Cử ,

Tự hình 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cử [tỉ, tỷ]

U+801C, tổng 11 nét, bộ lỗi 耒 (+5 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lưỡi cày

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mai, cuốc, thuổng (dụng cụ nhà nông để cày, đào, xới đất).
2. (Danh) Phiếm chỉ dụng cụ nhà nông.
3. (Động) Cuốc đất.
4. § Tục đọc là “cử”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưỡi cầy. Tục đọc là chữ cử.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lưỡi cày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưỡi cày. Đáng lẽ đọc Tỉ.

Tự hình 2

Dị thể 8

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cử

U+8209, tổng 16 nét, bộ cữu 臼 (+10 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. ngẩng (đầu), nâng lên, nhấc lên
2. cử động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cất lên, giơ, ngẩng. ◎Như: “cử thủ” cất tay, “cử túc” giơ chân, “cử bôi” nâng chén. ◇Lí Bạch : “Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương” , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
2. (Động) Bầu, tuyển chọn, đề cử. ◇Luận Ngữ : “Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn” , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Động) Nêu ra, đề xuất. ◇Luận Ngữ : “Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta nêu ra một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Phát động, hưng khởi. ◎Như: “cử sự” khởi đầu công việc, “cử nghĩa” khởi nghĩa.
5. (Động) Bay. ◇Tô Thức : “Ngư phủ tiếu, khinh âu cử. Mạc mạc nhất giang phong vũ” , . (Ngư phủ tiếu từ ) Lão chài cười, chim âu bay. Mờ mịt trên sông mưa gió.
6. (Động) Sinh đẻ, nuôi dưỡng. ◇Liêu trai chí dị : “Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi” , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
7. (Động) Lấy được, đánh lấy được thành. ◇Sử Kí : “Hạng Vương văn Hoài Âm Hầu dĩ cử Hà Bắc” (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương nghe tin Hoài Âm Hầu đã lấy Hà Bắc.
8. (Danh) Hành vi, động tác. ◎Như: “nghĩa cử” việc làm vì nghĩa, “thiện cử” việc thiện.
9. (Danh) Nói tắt của “cử nhân” người đậu khoa thi hương (ngày xưa), phiếm chỉ người được tiến cử. ◎Như: “trúng cử” thi đậu.
10. (Tính) Toàn thể, tất cả. ◎Như: “cử quốc” cả nước. ◇Liêu trai chí dị : “Cử gia yến tập” (Phiên Phiên ) Cả nhà yến tiệc linh đình.

Từ điển Thiều Chửu

① Cất lên, giơ lên, cất nổi. Như cử thủ cất tay, cử túc giơ chân, cử bôi cất chén, v.v.
② Cử động. Như cử sự nổi lên làm việc, cũng như ta nói khởi sự . Thế cho nên có hành động gì đều gọi là cử cả. Như cử động , cử chỉ , v.v. Sự không cần làm nữa mà cứ bới vẽ ra gọi là đa thử nhất cử .
③ Tiến cử. Như suy cử suy tôn tiến cử lên, bảo cử bảo lĩnh tiến cử lên, v.v. Lệ thi hương ngày xưa ai trúng cách (đỗ) gọi là cử nhân .
④ Phàm khen ngợi hay ghi chép ai cũng gọi là cử, như xưng cử đề cử lên mà khen, điều cử ghi tường từng điều để tiêu biểu lên.
⑤ Sinh đẻ, đẻ con gọi gọi là cử , không sinh đẻ gọi là bất cử .
⑥ Lấy được, đánh lấy được thành gọi là cử.
⑦ Bay cao, kẻ sĩ trốn đời gọi là cao cử . Ðời sau gọi những người có kẻ có tài hơn người là hiên hiên hà cử cũng noi nghĩa ấy.
⑧ Ðều cả. Như cử quốc cả nước.
⑨ Ðều.
⑩ Họp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa lên, giơ lên, giương lên: Giơ tay; Giương cao;
② Ngẩng: Ngẩng đầu;
③ Ngước: Ngước mắt;
④ Bầu, cử: Cử đại biểu; Mọi người bầu anh ấy làm tổ trưởng;
⑤ Nêu ra, đưa ra, cho: Xin cho một thí dụ;
⑥ Việc: Việc nghĩa;
⑦ Cử động, hành động: Mọi hành động;
⑧ Cả, khắp, tất cả đều, mọi, hết thảy mọi người: Tất cả những người dự họp; Khắp nước tưng bừng; Nghe thấy thế cả làng đều mừng rỡ; Mọi việc đều không thay đổi (Sử kí); Cả huyện, hết thảy mọi người trong huyện;
⑨ (văn) Đánh hạ, đánh chiếm, chiếm lĩnh: Hiến công mất nước Quắc, năm năm sau lại đánh hạ nước Ngu (Cốc Lương truyện: Hi công nhị niên); Tên lính thú (Trần Thiệp) cất tiếng hô lớn, cửa ải Hàm Cốc bị đánh chiếm (Đỗ Mục: A Phòng cung phú);
⑩ (văn) Đi thi, thi đậu, trúng cử: Dũ gởi thơ cho Lí Hạ, khuyên Hạ đi thi tiến sĩ (Hàn Dũ: Vĩ biện); Lí Hạ đỗ tiến sĩ trở thành người nổi tiếng (Hàn Dũ: Vĩ biện);
⑪ (văn) Tố cáo, tố giác: Quan lại phát hiện mà không tố cáo thì sẽ cùng (với người đó) có tội (Luận hoành);
⑫ (văn) Tịch thu;
⑬ (văn) Cúng tế;
⑭ (văn) Nuôi dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng hai tay mà nâng lên, nhấc lên — Dáng chim bay — Đưa lên. Tiến dẫn — Biên chép — Sinh đẻ — Thi đậu — Tất cả. Toàn thể.

Tự hình 4

Dị thể 14

Từ ghép 70

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cử

U+8392, tổng 9 nét, bộ thảo 艸 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. nước Cử
2. cỏ cử

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoai.
2. (Danh) Tên một nước thời Xuân Thu, nay ở Sơn Đông.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên một nước ngày xưa.
② Cỏ cử.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cây, củ) khoai sọ;
② [Jư] Nước Cử (thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại cây, giống như rau diếp của ta — Tên nước thời Xuân Thu.

Tự hình 2

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0