Có 13 kết quả:

侗 động偅 động働 động动 động動 động峒 động峝 động恫 động恸 động慟 động洞 động硐 động筒 động

1/13

động [thông, thống, đồng]

U+4F97, tổng 8 nét, bộ nhân 人 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trẻ con. § Như “đồng” 童. Cũng chỉ ấu trĩ không biết gì. ◇Thượng Thư 尚書: “Tại hậu chi đồng, kính nhạ thiên uy” 在後之侗, 敬迓天威 (Cố mệnh 顧命). § Ghi chú: Ý nói ở sau con trẻ của vua Văn 文 vua Vũ 武, Thành Vương 成王 tự trách.
2. (Tính) Ấu trĩ không biết gì cả. ◇Luận Ngữ 論語: “Cuồng nhi bất trực, đồng nhi bất nguyện, không không nhi bất tín, ngô bất tri chi hĩ” 狂而不直, 侗而不愿, 悾悾而不信, 吾不知之矣 (Thái Bá 泰伯) Kẻ cuồng vọng mà không ngay thẳng, ngây thơ ấu trĩ mà không trung hậu, dại dột mà không thủ tín, ta không biết họ ra làm sao nữa (ý nói đáng vứt bỏ).
3. (Tính) “Không đồng” 倥侗: xem “không” 倥.
4. Một âm là “động” (Danh) Tên một dân tộc thiểu số, “Động tộc” 侗族.

Từ điển Trần Văn Chánh

【侗族】Động tộc [Dòngzú] Dân tộc Động (ở Quý Châu, Hồ Nam và Quảng Tây Trung Quốc). Xem 侗 [tóng].

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 12

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

động [chủng]

U+5045, tổng 11 nét, bộ nhân 人 (+9 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Động 動.

Tự hình 1

Dị thể 2

Bình luận 0

động

U+50CD, tổng 13 nét, bộ nhân 人 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

động đậy, cử động, hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa dùng như “động” 動.

Từ điển Thiều Chửu

① Tự mình vận động gọi là động, như lao động 勞働.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Động, vận động: 勞働 Lao động.

Tự hình 1

Dị thể 2

Bình luận 0

động

U+52A8, tổng 6 nét, bộ lực 力 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

động đậy, cử động, hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 動.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Động, chuyển động, nổi, được: 流動 Lưu động; 風吹草動 Gió thổi cỏ lay. (Ngb) Hơi có động tĩnh; 你坐着別動 Anh cứ ngồi yên đừng động đậy; 這東西一個人拿不動 Cái này một người bưng không nổi;
② Cử chỉ, việc làm: 一舉一動 Mỗi cử chỉ và việc làm;
③ Dời, chuyển, di động: 搬動 Chuyển đi nơi khác; 挪動 Dời đi;
④ Đổi, thay: 這句話只要動一兩個字就順了 Câu này chỉ cần đổi một hai chữ thì xuôi thôi;
⑤ Nổi, xúc phạm: 動怒 Nổi giận, phát cáu; 動了公憤 Xúc phạm đến lòng căm phẫn của công chúng;
⑥ Cảm động, xúc động: 這出戲演得很動 人 Vở kịch này làm cho người xem rất cảm động;
⑦ (đph) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định): 這 病不宜動葷腥 Bệnh này không nên ăn thịt cá; 他向來不動牛肉 Anh ấy trước nay không ăn thịt bò;
⑧ Khởi động, bắt đầu (làm việc gì): 動工 Bắt đầu khởi công; 動筆 Bắt đầu viết;
⑨ (văn) Biến động, biến đổi: 君臣動色,左右相趨 Vua tôi biến sắc, tả hữu xua vào nhau (Hậu Hán thư);
⑩ (văn) Động một tí, thường, luôn: 又動慾慕古,不度 時宜 Lại thường muốn chuộng cổ, chẳng đo lường sự thích nghi theo thói đời (Hán thư).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 動

Tự hình 2

Dị thể 5

Từ ghép 41

Bình luận 0

động

U+52D5, tổng 11 nét, bộ lực 力 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

động đậy, cử động, hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bất cứ vật gì, tự sức mình, hay do sức bên ngoài mà chuyển sang chỗ khác, hay ra khỏi trạng thái yên tĩnh, đều gọi là “động” 動. § Trái với “tĩnh” 靜. ◎Như: “phong xuy thảo động” 風吹草動 gió thổi cỏ lay.
2. (Động) Sử dụng, dùng đến, vận dụng. ◎Như: “động bút” 動筆 dùng bút, “động đao” 動刀 cầm dao, “động não cân” 動腦筋 vận dụng đầu óc.
3. (Động) Cảm xúc, nổi, chạm đến, xúc phạm. ◎Như: “động nộ” 動怒 nổi giận, “cảm động” 感動 cảm xúc, “tâm động” 心動 lòng cảm xúc.
4. (Động) Bắt đầu, khởi đầu. ◎Như: “động công” 動工 bắt đầu công việc.
5. (Động) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định). ◎Như: “tha hướng lai bất động huân tinh” 他向來不動葷腥 anh ấy từ nay không ăn thịt cá.
6. (Tính) Giống gì tự cử động đều gọi là “động vật” 動物.
7. (Phó) Mỗi mỗi, cứ như là, thường luôn, động một chút. ◎Như: “động triếp đắc cữu” 動輒得咎 động đến là hỏng. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Nhân sanh bất tương kiến, Động như sâm dữ thương” 人生不相見, 動如參與商 (Tặng Vệ bát xử sĩ 贈衛八處士) Người ta ở đời không gặp nhau, Cứ như là sao hôm với sao mai.
8. (Phó) Bèn. ◎Như: “lai vãng động giai kinh nguyệt” 來往動皆經月 đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðộng, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay do sức khác mà chuyển sang chỗ khác đều là động.
② Làm, như cử động 舉動.
③ Cảm động, như cổ động 鼓動.
④ Nổi dậy. Phàm cái gì mới mở đầu gọi là động, như động công 動工 bắt đầu khởi công, động bút 動筆 bắt đầu cầm bút.
⑤ Tự động, giống gì tự cử động đều gọi là động vật 動物.
⑥ Lời tự ngữ, như lai vãng động giai kinh nguyệt 來往動皆經月 đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Động, chuyển động, nổi, được: 流動 Lưu động; 風吹草動 Gió thổi cỏ lay. (Ngb) Hơi có động tĩnh; 你坐着別動 Anh cứ ngồi yên đừng động đậy; 這東西一個人拿不動 Cái này một người bưng không nổi;
② Cử chỉ, việc làm: 一舉一動 Mỗi cử chỉ và việc làm;
③ Dời, chuyển, di động: 搬動 Chuyển đi nơi khác; 挪動 Dời đi;
④ Đổi, thay: 這句話只要動一兩個字就順了 Câu này chỉ cần đổi một hai chữ thì xuôi thôi;
⑤ Nổi, xúc phạm: 動怒 Nổi giận, phát cáu; 動了公憤 Xúc phạm đến lòng căm phẫn của công chúng;
⑥ Cảm động, xúc động: 這出戲演得很動 人 Vở kịch này làm cho người xem rất cảm động;
⑦ (đph) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định): 這 病不宜動葷腥 Bệnh này không nên ăn thịt cá; 他向來不動牛肉 Anh ấy trước nay không ăn thịt bò;
⑧ Khởi động, bắt đầu (làm việc gì): 動工 Bắt đầu khởi công; 動筆 Bắt đầu viết;
⑨ (văn) Biến động, biến đổi: 君臣動色,左右相趨 Vua tôi biến sắc, tả hữu xua vào nhau (Hậu Hán thư);
⑩ (văn) Động một tí, thường, luôn: 又動慾慕古,不度 時宜 Lại thường muốn chuộng cổ, chẳng đo lường sự thích nghi theo thói đời (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không yên một chỗ — Rối loạn — Làm việc.

Tự hình 4

Dị thể 4

Từ ghép 101

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

động [đồng, đỗng]

U+5CD2, tổng 9 nét, bộ sơn 山 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. hang núi
2. (xem: không động 崆峒)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng dùng đặt tên đất.
2. (Danh) Hang núi.
3. (Danh) Chỉ các bộ lạc xưa ở nam Trung Quốc (đảo Hải Nam, v.v.)
4. (Danh) “Không Đồng san” 崆峒山 núi Không Đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hang núi (dùng cho tên địa phương): 峒中 Hang Động Trung (ở Quảng Đông);
② Xem 崆峒.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng núi lởm chởm so le — Hang núi.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 11

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

động [thông, đồng, đỗng]

U+606B, tổng 9 nét, bộ tâm 心 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

【恫嚇】 đỗng hách [dònghè] Đe doạ, hăm doạ, doạ dẫm, doạ nạt. Xem 痌 [tong].

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 12

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

động [đỗng]

U+6078, tổng 9 nét, bộ tâm 心 (+6 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển Trần Văn Chánh

Thảm thiết: 慟哭 Khóc lóc thảm thiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 慟

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0

động [đỗng]

U+6D1E, tổng 9 nét, bộ thuỷ 水 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

hang động

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Động, hang sâu. ◇Nguyễn Trãi 阮廌: “Thanh Hư đỗng lí trúc thiên can” 清虛洞裡竹千竿 (Mộng sơn trung 夢山中) Trong động Thanh Hư hàng nghin cành trúc.
2. (Danh) Lỗ hổng.
3. (Động) Suốt, thấu. ◎Như: “đỗng giám” 洞鑒 soi suốt. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Đãn đệ tử ngu trọc, bất năng đỗng tất minh bạch” 但弟子愚濁, 不能洞悉明白 (Đệ nhất hồi) Nhưng đệ tử ngu tối, không thể hiểu thấu rõ ràng.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là “động”.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hang, động, chỗ thủng, chỗ rách: 洞主 Chủ động; 山洞 Hang núi; 仙洞 Động tiên; 洞口 Cửa động; 襯衣破 了一個洞 Cái áo sơ mi rách một lỗ;
② Suốt, nhìn thấu, nghĩ thấu: 洞見症結 Nhìn thấy rõ điều uẩn khúc; 洞鑒 Soi suốt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng nước chảy xiết — Nhỏ xuống, rỉ xuống — Hang núi. Như chữ Động 峒. Chẳng hạn Động khẩu ( miệng hang ).

Tự hình 3

Dị thể 5

Chữ gần giống 12

Từ ghép 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

động

U+7850, tổng 11 nét, bộ thạch 石 (+6 nét)
hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hang, hố. § Cũng như “động” 洞 hoặc “động” 峒.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 16

Bình luận 0