Có 19 kết quả:

京 kinh亰 kinh仱 kinh剄 kinh剠 kinh坕 kinh巠 kinh惊 kinh泾 kinh涇 kinh痉 kinh痙 kinh経 kinh經 kinh经 kinh荆 kinh荊 kinh葝 kinh驚 kinh

1/19

kinh [nguyên]

U+4EAC, tổng 8 nét, bộ đầu 亠 (+6 nét)
phồn & giản thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

kinh đô, thủ đô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gò cao do người làm ra. ◇Tam quốc chí : “Ư tiệm lí trúc kinh, giai cao ngũ lục trượng” , (Công Tôn Toản truyện ) Đắp gò cao trong hào, đều cao năm, sáu trượng.
2. (Danh) Kho thóc lớn hình vuông. ◇Quản Tử : “Hữu tân thành khuân kinh giả nhị gia” (Khinh trọng đinh ) Mới làm xong hai kho thóc lớn tròn và vuông.
3. (Danh) Quốc đô, thủ đô. ◎Như: “kinh sư” kinh thành, “đế kinh” kinh đô. ◇Bạch Cư Dị : “Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trú” , (Tì bà hành ) Nói rằng vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Danh) Số mục. § Ngày xưa, mười “ức” là một “triệu” , mười “triệu” là một “kinh” .
5. (Danh) Họ “Kinh”.
6. (Tính) To, cao lớn. ◇Chiến quốc sách : “Dị nhật giả, Cánh Luy dữ Ngụy vương xử kinh đài chi hạ, ngưỡng kiến phi điểu” , , (Sở sách tứ ) Một hôm, Cánh Luy cùng với vua Ngụy ở dưới một cái đài cao, ngửa mặt nhìn chim bay.
7. Một âm là “nguyên”. (Danh) Mồ mả. § Đồng nghĩa với “nguyên” . ◎Như: “cửu nguyên” bãi tha ma. § Cũng như nói “cửu nguyên” .

Từ điển Thiều Chửu

① To, chỗ vua đóng đô gọi là kinh sư nghĩa là chỗ đất rộng mà nhiều người. Lại đồng nghĩa với chữ nguyên , như cửu kinh bãi tha ma. Mồ mả quan nhà Tấn đều chôn ở Cửu kinh nên sau gọi bãi tha ma là Cửu kinh, cũng như nói nơi cửu nguyên vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thủ) đô: Kinh đô, đô thành;
② Thủ đô Bắc Kinh (nói tắt): Tuyến đường sắt Bắc Kinh—Quảng Châu;
③ (văn) Gò cao do người đắp: , Đắp gò cao trong hào, đều cao năm, sáu trượng (Tam quốc chí);
④ (văn) Kho lúa to hình tròn: Mới xây xong hai kho lúa lớn hình tròn (Quản tử);
⑤ (văn) Cá kình (dùng như ): Cỡi con cá kình (Dương Hùng: Vũ lạp phú);
⑥ [Jing] Tên một dân tộc: Dân tộc Kinh (1. Dân tộc ít người ở Quảng Tây, Trung Quốc; 2. Dân tộc đông người nhất ở Việt Nam);
⑦ (Họ) Kinh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò thật lớn thật cao do người đắp nên ( gò đất thiên nhiên gọi là Khâu ) — Nơi vua đặt triều đình — To lớn — Con số 10 triệu là một Kinh.

Tự hình 5

Dị thể 5

Chữ gần giống 1

Từ ghép 23

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

kinh

U+4EB0, tổng 9 nét, bộ đầu 亠 (+7 nét)
phồn thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

kinh đô, thủ đô

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

kinh [căng, kiền]

U+4EF1, tổng 6 nét, bộ nhân 人 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. tự đại
2. cẩn thận

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Tự đại;
② Cẩn thận.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 12

Bình luận 0

kinh [hĩnh]

U+5244, tổng 9 nét, bộ đao 刀 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy dao cắt cổ. Cũng đọc Hĩnh.

Tự hình 2

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

kinh [kình, lược]

U+5260, tổng 10 nét, bộ đao 刀 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao nhọn thích chữ mực đen vào mặt, một hình phạt thời cổ. Cũng đọc Kình — Một âm là Lược.

Tự hình 1

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

kinh

U+5755, tổng 7 nét, bộ thổ 土 (+4 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây vải
2. kinh sách
3. trải qua, chịu đựng

Từ điển Thiều Chửu

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ .

Tự hình 1

Dị thể 2

Bình luận 0

kinh

U+5DE0, tổng 7 nét, bộ xuyên 巛 (+4 nét)
phồn & giản thể, chỉ sự

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mạch nước.

Tự hình 3

Dị thể 4

Bình luận 0

kinh [lương]

U+60CA, tổng 11 nét, bộ tâm 心 (+8 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. kinh động
2. kinh sợ

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợ hãi: Sợ hãi;
② Làm sợ, làm giật mình, làm hốt hoảng, làm kinh ngạc, làm kinh động: Đập cỏ làm cho rắn sợ, bứt dây động rừng;
③ Lồng: Ngựa lồng lên;
④ (văn) Ngạc nhiên, kinh ngạc;
⑤ Chứng làm kinh (ở trẻ con).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 8

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

kinh [kính]

U+6CFE, tổng 8 nét, bộ thuỷ 水 (+5 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

sông Kinh

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

Sông Kinh (chảy qua hai tỉnh Cam Túc và Thiểm Tây, Trung Quốc).

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

kinh [kính]

U+6D87, tổng 10 nét, bộ thuỷ 水 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

sông Kinh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông “Kính”. § Sông “Kính” đục, sông “Vị” trong, vì thế nên phân biệt thanh trọc gọi là “kính vị” .
2. (Danh) Ngòi, lạch, dòng nước.
3. (Động) Đại tiện. ◎Như: “kính sửu” đại tiện tiểu tiện.
4. § Ghi chú: Còn đọc là “kinh”.

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Kinh, sông Kinh đục, sông Vị trong, vì thế nên phân biệt thanh trọc gọi là kinh vị .

Từ điển Trần Văn Chánh

Sông Kinh (chảy qua hai tỉnh Cam Túc và Thiểm Tây, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy thông suốt, không bị ngăn cản — Tên sông, tức Kinh thuỷ , cũng gọi là Kinh hà , thuộc tỉnh Cam Túc.

Tự hình 3

Dị thể 1

Chữ gần giống 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

kinh

U+75C9, tổng 10 nét, bộ nạch 疒 (+5 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

bệnh co gân

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Chứng co giật.kinh luyến [jìng luán] (giải) Co giật, chuột rút: Co giật chân tay.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

kinh [kính]

U+75D9, tổng 12 nét, bộ nạch 疒 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

bệnh co gân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Kinh luyến” bệnh nguyên do từ hệ thống thần kinh làm cho bất chợt bắp thịt co rút dữ dội không tự chủ được.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chứng co giật.kinh luyến [jìng luán] (giải) Co giật, chuột rút: Co giật chân tay.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

kinh

U+7D4C, tổng 11 nét, bộ mịch 糸 (+5 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. dây vải
2. kinh sách
3. trải qua, chịu đựng

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

kinh

U+7D93, tổng 13 nét, bộ mịch 糸 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. dây vải
2. kinh sách
3. trải qua, chịu đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được. ◎Như: “thiên kinh địa nghĩa” cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.
2. (Danh) Sách vở có giá trị đặc thù, vốn được coi trọng là phép tắc, khuôn mẫu. ◎Như: “Thi Kinh” , “Thư Kinh” , “Hiếu Kinh” .
3. (Danh) Sách của các tôn giáo. ◎Như: kinh Phật có: “Lăng Nghiêm Kinh” , “Lăng Già Kinh” , “Bát Nhã Kinh” .
4. (Danh) Sách về các khoa văn chương, sự vật, nghề nghiệp. ◎Như: “ngưu kinh” sách xem tường trâu và chữa trâu, “mã kinh” sách xem tường ngựa và chữa ngựa, “trà kinh” sách về trà, “san hải kinh” sách về núi non biển cả.
5. (Danh) Đường dọc, sợi dọc.
6. (Danh) Về đường sá thì hướng nam bắc gọi là “kinh” , hướng đông tây gọi là “vĩ” .
7. (Danh) Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là “kinh”. ◎Như: “kinh tuyến” theo hướng nam bắc, “vĩ tuyến” theo hướng đông tây.
8. (Danh) Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
9. (Động) Chia vạch địa giới.
10. (Động) Sửa sang, coi sóc. ◎Như: “kinh lí” sửa trị.
11. (Động) Làm, mưu hoạch. ◎Như: “kinh doanh” mưu tính làm việc, mưu hoạch phát triển kinh tế, “kinh thương” buôn bán.
12. (Động) Chịu đựng. ◎Như: “kinh đắc khởi khảo nghiệm” đã chịu đựng được thử thách.
13. (Động) Qua, trải qua. ◎Như: “thân kinh bách chiến” thân trải qua trăm trận đánh, “kinh thủ” qua tay (đích thân làm).
14. (Động) Thắt cổ. ◎Như: “tự kinh” tự tử, tự thắt cổ chết. ◇Liêu trai chí dị : “Nhất nhật Trần mộ quá hoang lạc chi khư, văn nữ tử đề tùng bách gian, cận lâm tắc thụ hoành chi hữu huyền đái, nhược tương tự kinh” , , , (A Hà ) Một hôm trời chiều, Trần đi qua một nơi hoang vắng, nghe tiếng người con gái khóc trong đám tùng bách, đến gần thấy dải lưng treo trên cành ngang, như là chực tự thắt cổ.
15. (Tính) Bình thường, tầm thường. ◎Như: “hoang đản bất kinh” hoang đường không bình thường.
16. (Phó) Thường hay. ◎Như: “tha kinh thường đầu thống” anh ấy thường hay đau đầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được gọi là kinh, như thiên kinh địa nghĩa nói cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.
② Kinh sách, như Kinh Thi , Kinh Thư , Hiếu Kinh , v.v. Sách của các tôn giáo cũng gọi là kinh, như kinh Phật có các kinh: Lăng Nghiêm , Lăng Già , Bát Nhã , v.v. Các sách về các khoa lặt vặt cũng gọi là kinh, như ngưu kinh sách xem tướng trâu và chữa trâu, mã kinh sách xem tướng ngựa và chữa ngựa, v.v.
③ Ðường dọc, sợi thẳng.
④ Sửa, như kinh lí sửa trị, kinh doanh sửa sang, v.v.
⑤ Qua, kinh lịch trải qua, kinh thủ qua tay, v.v.
⑥ Thắt cổ, như tự kinh tự tử, tự thắt cổ chết.
⑦ Kinh nguyệt , đàn bà mỗi tháng máu giàn ra một kì, đúng kì không sai nên gọi là kinh.
⑨ Chia vạch địa giới.
⑩ Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
⑪ Về đường sá thì phía nam bắc gọi là kinh , phía đông tây gọi là vĩ .
⑫ Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là kinh. Như kinh tuyến theo hướng nam bắc, vĩ tuyến theo hướng đông tây.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dọc, đường dọc, sợi thẳng: Sợi dọc;
② (y) Mạch máu, kinh mạch: Mạch máu;
③ (địa) Kinh độ, kinh tuyến: 110 110 độ kinh (tuyến) đông;
④ Sửa, sửa sang, phụ trách, làm, quản lí: Phụ trách công việc hành chính; Sửa trị; Sửa sang;
⑤ Thường: Thường xuyên;
⑥ (Sách) kinh: Kinh thánh; Tụng kinh;
⑦ Kinh nguyệt: Hành kinh;
⑧ Qua, trải qua: Năm này qua năm khác;
⑨ Chịu, chịu đựng: Không chịu nổi; Đã chịu đựng được thử thách;
⑩ (văn) Thắt cổ: Tự thắt cổ chết;
⑪ (văn) Chia vạch địa giới;
⑫ (văn) Hướng nam bắc (đối với vĩ là hướng đông tây);
⑬ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ dọc trên khung cửi, trong khổ vải — Đường dọc theo chiều Bắc Nam trên bản đồ — Thường. Luôn có — Sách vở do thánh hiền trước tác — Trải qua, đi qua — Sắp đặt cho yên — Đường mạch đi trong thân thể — Chỉ sự thất tháng của phụ nữ.

Tự hình 4

Dị thể 8

Chữ gần giống 1

Từ ghép 74

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

kinh

U+7ECF, tổng 8 nét, bộ mịch 糸 (+5 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. dây vải
2. kinh sách
3. trải qua, chịu đựng

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 5

Chữ gần giống 1

Từ ghép 6

Bình luận 0

kinh

U+8346, tổng 9 nét, bộ đao 刀 (+8 nét), thảo 艸 (+6 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ “kinh” .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây mận gai;
② [Jing] (Họ) Kinh;
③ [Jing] Châu Kinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Kinh .

Tự hình 2

Dị thể 4

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

kinh

U+834A, tổng 9 nét, bộ thảo 艸 (+6 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây “kinh”, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng dắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là “kinh trăn” , “kinh cức” . § “Sở Thanh Tử” gặp bạn là “Ngũ Cử” trên đường, trải cành kinh cùng nhau nói chuyện cũ, “ban kinh đạo cố” . Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là “sài kinh” . Nước “Sở” có nhiều cây kinh nên gọi là “Kinh” hay “Kinh Sở” .
2. (Danh) Cây roi. § Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là “giạ sở” . “Liêm Pha” mang bó kinh đến nhà ông “Lạn Tương Như” tạ tội cũng là theo ý đó. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Bố nhất thì thác kiến, lai nhật tự đương phụ kinh” , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố tôi đã nghĩ lầm, ngày mai sẽ tự mang roi đến (chịu tội).
3. (Danh) “Tử kinh” cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. § Xưa ba anh em “Điền Chân” lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ “tử kinh” mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài "Nhớ em" dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Đầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
4. (Danh) Vợ “Lương Hồng” nhà Hán là bà “Mạnh Quang” lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là “kinh”. ◎Như: “chuyết kinh” người vợ vụng dại của tôi, “kinh thất” nhà tôi (vợ), tiện nội.
5. (Danh) “Kinh Châu” , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. § Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, “Lí Bạch” viết thư sang thăm có câu: “Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu” , nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn (Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử) Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là “thức kinh” .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn , kinh cức , v.v. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử ở đường, lấy cành cây kinh đàn ra ngồi nói chuyện gọi là ban kinh đạo cố trải cành kinh nói chuyện cũ. Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh . Nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở .
② Cây roi. Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là giạ sở . Liêm Pha mang bó kinh đến nhà ông Lạn Tương Như tạ tội cũng là theo ý đó.
③ Tử kinh cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Xưa ba anh em Ðiền Chân lúc ở chung hoà hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ tử kinh mà ví với những nhà anh em hoà mục. Thơ Quách Tấn có bài Nhớ em dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Ðầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
④ Vợ Lương Hồng nhà Hán là bà Mạnh Quang lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là kinh. Như chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của tôi, kinh thất nhà tôi (vợ), v.v. đều vì tích này.
⑤ Châu Kinh , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, Lí Bạch viết thư sang thăm có câu: Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là thức kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai — Tiếng khiêm nhường, chỉ người vợ của mình ( Kinh thê, tức người đàn bà nghèo nàn thấp kém, kẹp tóc bằng cây gai ) — Tên một trong chín châu của Trung Hoa thời cổ, tức Kinh châu.

Tự hình 3

Dị thể 3

Từ ghép 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

kinh [kính]

U+845D, tổng 12 nét, bộ thảo 艸 (+9 nét)
hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ rau, giống như rau Phỉ — Một âm là Kính.

Tự hình 1

Dị thể 2

Bình luận 0

kinh

U+9A5A, tổng 22 nét, bộ mã 馬 (+12 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. kinh động
2. kinh sợ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lồng lên (ngựa sợ hãi, không điều khiển được nữa). ◎Như: “mã kinh liễu” ngựa lồng lên.
2. (Động) Sợ, hãi. ◎Như: “kinh hoảng” hoảng sợ, “kinh phạ” sợ hãi. ◇Sử Kí : “Chí bái đại tướng, nãi Hàn Tín dã, nhất quân giai kinh” , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đến khi phong đại tướng, lại là Hàn Tín, các quân đều giật mình kinh ngạc.
3. (Động) Chấn động, lay động. ◎Như: “kinh thiên động địa” rung trời chuyển đất, “đả thảo kinh xà” đập cỏ làm cho rắn động, bứt dây động rừng.
4. (Động) Bị xúc động, nhiễu loạn. ◎Như: “kinh nhiễu” quấy rối. ◇Đỗ Phủ: “Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm” , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim xúc động trong lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa sợ hãi.
② Sợ. Phàm cái gì lấy làm sợ đều gọi là kinh.
③ Chứng sài. Trẻ con phải chứng sài sợ giật mình mẩy, co chân co tay trợn mắt uốn lưng đều gọi là kinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợ hãi: Sợ hãi;
② Làm sợ, làm giật mình, làm hốt hoảng, làm kinh ngạc, làm kinh động: Đập cỏ làm cho rắn sợ, bứt dây động rừng;
③ Lồng: Ngựa lồng lên;
④ (văn) Ngạc nhiên, kinh ngạc;
⑤ Chứng làm kinh (ở trẻ con).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng ngựa sợ hãi — Rất sợ hãi — Bệnh giựt chân tay của trẻ con.

Tự hình 3

Dị thể 1

Từ ghép 16

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0