Có 15 kết quả:

帐 trướng帳 trướng幛 trướng张 trướng張 trướng怅 trướng悵 trướng涨 trướng漲 trướng胀 trướng脹 trướng賬 trướng账 trướng長 trướng长 trướng

1/15

trướng

U+5E10, tổng 7 nét, bộ cân 巾 (+4 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. căng lên, dương lên
2. trướng (lều dựng tạm khi hành binh)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Tấm) màn: (Tấm) màn;
② Sổ hộ tịch, sổ ghi tiền: Ghi sổ; Kiểm tra sổ;
③ Nợ, thiếu chịu, chịu tiền: Thiếu nợ, chịu tiền; Trả nợ; Quỵt nợ, không nhận việc mình đã làm.

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 5

Bình luận 0

trướng

U+5E33, tổng 11 nét, bộ cân 巾 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. căng lên, dương lên
2. trướng (lều dựng tạm khi hành binh)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màn che. ◎Như: “văn trướng” mùng màn che muỗi. ◇Bạch Cư Dị : “Vân mấn hoa nhan kim bộ diêu, Phù dung trướng noãn độ xuân tiêu” , (Trường hận ca ) Mặt nàng đẹp như hoa, tóc mượt như mây, cài chiếc bộ dao bằng vàng, Trải qua đêm xuân ấm áp trong trướng Phù Dung. § Tản Đà dịch thơ: Vàng nhẹ bước lung lay tóc mái, Màn phù dung êm ái đêm xuân.
2. (Danh) Ngày xưa, quân đi đến đâu, căng vải lên làm rạp để nghỉ gọi là “trướng”. ◎Như: “doanh trướng” lều bạt.
3. (Danh) Sổ sách. § Thông “trướng” . ◎Như: “trướng bạ” 簿 sổ sách.
4. (Danh) Nợ. § Thông “trướng” . ◎Như: “khiếm trướng” thiếu nợ, “hoàn trướng” trả nợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Căng lên, dương lên. Như cung trướng căng màn, dương màn, thông dụng như cung trướng .
② Màn che, quân đi đến đâu, căng vải lên làm giạp để nghỉ gọi là trướng. Như doanh trướng , trướng bằng , v.v. Nay ta dùng các thứ dệt đẹp hay da hổ giải phủ lên chỗ ngồi cũng gọi là trướng.
③ Tính sổ, như trướng bạ 簿 sổ sách, cũng có khi viết là trướng bạ 簿

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Tấm) màn: (Tấm) màn;
② Sổ hộ tịch, sổ ghi tiền: Ghi sổ; Kiểm tra sổ;
③ Nợ, thiếu chịu, chịu tiền: Thiếu nợ, chịu tiền; Trả nợ; Quỵt nợ, không nhận việc mình đã làm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm màn. Bức rèm. Đoạn trường tân thanh : » Êm đềm trướng rủ màn che « — Tấm màn che chỗ ông võ tướng làm việc. Xem Trướng tiền — Tiếng dùng để đếm số. Một bức. Một tấm.

Tự hình 3

Dị thể 2

Từ ghép 12

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trướng [chướng]

U+5E5B, tổng 14 nét, bộ cân 巾 (+11 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

bức trướng (viết câu đối hay chữ mừng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bức trướng (bằng vải hay lụa, trên viết chữ để chúc mừng hay viếng người). § Cũng gọi là “trướng tử” . ◎Như: “hỉ trướng” trướng mừng.
2. (Động) Che, chắn. ◇Liêu trai chí dị : “Ẩu dĩ thân trướng nữ, sất viết: Cuồng sanh hà vi?” , : (Cát Cân ) Bà cụ lấy mình che thiếu nữ, quát lớn: Anh khùng làm chi vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Bức chướng, dùng vải hay lụa viết chữ để mừng hay viếng người gọi là chướng. Cũng đọc là trướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bức trướng, câu đối: Bức trướng mừng, câu đối mừng; Bức trướng lụa.

Tự hình 2

Chữ gần giống 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trướng [trương]

U+5F20, tổng 7 nét, bộ cung 弓 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

trướng [trương]

U+5F35, tổng 11 nét, bộ cung 弓 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương dây cung, căng dây cung. ◎Như: “trương cung” giương cung.
2. (Động) Căng dây gắn vào đàn. ◇Hán Thư : “Cầm sắt bất điều, thậm giả tất giải nhi canh trương chi, nãi khả cổ dã” 調, , (Đổng Trọng Thư truyện ) Đàn không hợp điệu, đến nỗi phải tháo ra thay dây vào, mới gảy được.
3. (Động) Thay đổi, sửa đổi. ◎Như: “canh trương” sửa đổi.
4. (Động) Mở ra, căng ra, triển khai. ◎Như: “trương mục” mở to mắt, trợn mắt. ◇Đạo Đức Kinh : “Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi” , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
5. (Động) Khoe khoang, khoa đại. ◎Như: “khoa trương” khoe khoang.
6. (Động) Làm cho lớn ra, khuếch đại. ◇Tân Đường Thư : “Đại quân cổ táo dĩ trương ngô khí” (Lí Quang Bật truyện ) Ba quân đánh trống rầm rĩ làm ta hăng hái thêm.
7. (Động) Phô bày, thiết trí. ◎Như: “trương ẩm” đặt tiệc rượu, “trương nhạc” mở cuộc âm nhạc. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Đương nhật sát ngưu tể mã, đại trương diên tịch” , (Đệ tam thập tứ hồi) Hôm đó giết bò mổ ngựa, bày tiệc rất to.
8. (Động) Giăng lưới để bắt chim muông.
9. (Động) Dòm, ngó. ◎Như: “đông trương tây vọng” 西 nhìn ngược nhìn xuôi. ◇Thủy hử truyện : “Chỉ kiến nhất cá nhân, tham đầu tham não, tại na lí trương vọng” , , (Đệ nhị hồi) Chỉ thấy một người, thò đầu vươn cổ, ở trong đó đang dòm ngó rình mò.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho vật gì mở ra, căng ra được. ◎Như: “nhất trương cung” một cái cung, “lưỡng trương chủy” hai cái mõm. (2) Đơn vị dùng cho vật có mặt phẳng. ◎Như: “nhất trương chỉ” một tờ giấy, “lưỡng trương trác tử” hai cái bàn.
11. (Danh) Ý kiến, ý chí. ◎Như: “chủ trương” chủ ý, chủ kiến, “thất trương thất chí” mất hết hồn trí, đầu óc hoang mang.
12. (Danh) Sao “Trương”, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
13. (Danh) Họ “Trương”.
14. (Tính) To, lớn. ◎Như: “kì thế phương trương” cái thế đang lớn. ◇Thi Kinh : “Tứ mẫu dịch dịch, Khổng tu thả trương” , (Đại nhã , Hàn dịch ) Bốn con ngựa đực, Rất dài lại to.
15. Một âm là “trướng”. § Thông “trướng” .
16. (Tính) Bụng đầy, bụng căng. § Thông “trướng” .

Từ điển Thiều Chửu

① Dương, như trương cung dương cung. Căng dây tơ vào đàn cũng gọi là trương. Sự gì cần phải cách gọi là canh trương , nghĩa là phải thay đổi lại như đàn hỏng dây phải căng dây khác.
② Lớn, như kì thế phương trương thửa thế đang lớn.
③ Phô trương, như trương hoàng , phô trương , v.v. Tính tình ngang trái gọi là quai trương , ý khí nông nổi gọi là hiêu trương , dối giả đa đoan gọi là chu trương cùng theo một nghĩa ấy cả.
④ Mở ra, như hấp trương đóng mở.
⑤ Ðặt, như trương ẩm đặt tiệc rượu, trương nhạc mở cuộc âm nhạc. Lấy ý mình mà xếp đặt gọi là chủ trương .
⑥ Vây bắt chim muông, nghĩa là dăng lưới để bắt cái loài chim muông, vì thế nên vơ vét tiền của cũng gọi là trương la .
⑦ Phàm vật gì căng lên lại buông xuống được đều gọi là trương. Như một cái đàn cầm gọi là trương, một mảnh giấy cũng gọi là nhất trương .
⑧ Sao Trương, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑨ Một âm là trướng, cũng như chữ trướng , cung trướng bầy đặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bày biện sắp đặt — Tự cho mình là lớn, là giỏi — Dùng như chữ Trướng — Dùng như chữ Trướng — Một âm là Trương. Xem Trương.

Tự hình 6

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trướng

U+6005, tổng 7 nét, bộ tâm 心 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: trù trướng )

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Buồn rầu, buồn bã: Buồn bã; Đến thăm không gặp, buồn quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 1

Bình luận 0

trướng

U+60B5, tổng 11 nét, bộ tâm 心 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: trù trướng )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Buồn bã. ◎Như: “trù trướng” , “trướng võng” đều là có nghĩa là thất ý sinh buồn bã cả. ◇Nguyễn Du : “Trướng nhiên phân thủ trùng quan ngoại” (Lưu biệt cựu khế Hoàng ) Buồn biết bao cảnh chia tay ngoài quan ải.

Từ điển Thiều Chửu

① Buồn bã, như trù trướng , trướng võng đều là cái ý thất ý sinh buồn bã cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Buồn rầu, buồn bã: Buồn bã; Đến thăm không gặp, buồn quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu.

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trướng

U+6DA8, tổng 10 nét, bộ thuỷ 水 (+7 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. phình ra, trương ra
2. tăng giá
3. nước dâng lên

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nở ra, to ra, trương lên, phồng lên: Đậu ngâm đã nở ra; Cho vào mỡ rán thì nó phồng lên;
② Căng: Căng đỏ cả mặt;
③ Nhiều ra, trội ra: Trội ra mười đồng bạc. Xem [zhăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước lên cao, dâng lên: Nước lên thì thuyền cũng lên; Nước sông dâng lên;
② (Giá cả) lên cao: Giá hàng lên cao. Xem [zhàng].

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

trướng

U+6F32, tổng 14 nét, bộ thuỷ 水 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. phình ra, trương ra
2. tăng giá
3. nước dâng lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) To lên, phình, trương. § Thông “trướng” . ◎Như: “trướng đại” phình to lên.
2. (Động) Dâng tràn. ◇Nguyễn Trãi : “Vũ hậu xuân triều trướng hải môn” (Chu trung ngẫu thành ) Sau cơn mưa, nước triều mùa xuân dâng lên ở cửa biển.
3. (Động) Tăng cao, lên cao. ◎Như: “trướng giá” vật giá lên cao.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước lên mông mênh.
② Trương lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước lên cao, dâng lên: Nước lên thì thuyền cũng lên; Nước sông dâng lên;
② (Giá cả) lên cao: Giá hàng lên cao. Xem [zhàng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nở ra, to ra, trương lên, phồng lên: Đậu ngâm đã nở ra; Cho vào mỡ rán thì nó phồng lên;
② Căng: Căng đỏ cả mặt;
③ Nhiều ra, trội ra: Trội ra mười đồng bạc. Xem [zhăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước lớn. Mênh mông — Nước vọt lên.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 2

Từ ghép 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trướng

U+80C0, tổng 8 nét, bộ nhục 肉 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. phình ra, trương ra
2. tăng giá
3. nước dâng lên

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Bụng no) căng ra, trương lên: Bụng trường đầy; Sưng phù; Ăn nhiều quá căng bụng ra;
② Đầy: Tôi thấy hơi đầy bụng;
③ Choáng, khó chịu: Chóng mặt choáng đầu;
④ Sưng, tấy: Ngón tay sưng (tấy) lên;
⑤ Dãn:

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ ghép 2

Bình luận 0

trướng

U+8139, tổng 12 nét, bộ nhục 肉 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. phình ra, trương ra
2. tăng giá
3. nước dâng lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) To lên, dãn ra, phình ra. ◎Như: “bành trướng” mở căng ra, “nhiệt trướng lãnh súc” nóng dãn lạnh co.
2. (Tính) Đầy, nặng bụng (vì ăn no quá có cảm giác khó chịu). ◎Như: “phúc trướng” bụng đầy.
3. (Tính) Sưng, phù. ◎Như: “thũng trướng” sưng phù. ◇Hồng Lâu Mộng : “Tập Nhân khởi lai, tiện giác thân thể phát trọng, đầu đông mục trướng, tứ chi hỏa nhiệt” , 便, , (Đệ thập cửu hồi) Tập Nhân dậy, thấy người khó chịu, đầu nhức, mắt húp, chân tay nóng bức.

Từ điển Thiều Chửu

① Trương. Bụng đầy rán lên gọi là phúc trướng . Nề sưng gọi là thũng trướng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Bụng no) căng ra, trương lên: Bụng trường đầy; Sưng phù; Ăn nhiều quá căng bụng ra;
② Đầy: Tôi thấy hơi đầy bụng;
③ Choáng, khó chịu: Chóng mặt choáng đầu;
④ Sưng, tấy: Ngón tay sưng (tấy) lên;
⑤ Dãn:

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bụng lớn ra. Bụng chương lên — Phình lớn lên.

Tự hình 2

Dị thể 4

Từ ghép 3

Bình luận 0

trướng

U+8CEC, tổng 15 nét, bộ bối 貝 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

sổ sách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sổ sách để ghi chép xuất nhập tiền bạc, tài vật. § Cũng như “trướng” . ◎Như: “kí trướng” ghi sổ.
2. (Danh) Nợ. § Cũng như “trướng” . ◎Như: “khiếm trướng” thiếu nợ, “hoàn trướng” trả nợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Sổ sách, nguyên dùng chữ trướng , nay tục thường dùng chữ trướng này.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sổ sách. Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để đếm số. Một tấm. Một bức.

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0

trướng

U+8D26, tổng 8 nét, bộ bối 貝 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

sổ sách

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Sổ sách. Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0

trướng [tràng, trường, trưởng, trượng]

U+9577, tổng 8 nét, bộ trường 長 (+0 nét)
phồn thể, tượng hình

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dài. § Đối lại với “đoản” ngắn. ◎Như: “trường kiều ngọa ba” cầu dài nằm trên sóng nước.
2. (Tính) Lâu. ◎Như: “trường thọ” sống lâu.
3. (Tính) Xa. ◎Như: “trường đồ” đường xa.
4. (Danh) Cái giỏi, cái tài, ưu điểm. ◎Như: “các hữu sở trường” ai cũng có sở trường, “nhất trường khả thủ” có một cái hay khá lấy.
5. (Danh) Họ “Trường”.
6. (Phó) Thường, luôn. ◇Đào Uyên Minh : “Môn tuy thiết nhi trường quan” (Quy khứ lai từ tự ) Tuy có cửa mà thường đóng mãi.
7. Một âm là “trưởng”. (Danh) Người nhiều tuổi, bậc trên. ◎Như: “tôn trưởng” bậc trên, “sư trưởng” lão sư, tiên sinh, “huynh trưởng” bậc đàn anh.
8. (Danh) Người đứng đầu, người cầm đầu. ◎Như: “bộ trưởng” người giữ chức đầu một bộ, “lục quân trưởng” chức đứng đầu lục quân (bộ binh).
9. (Tính) Tuổi cao hơn, có tuổi hơn. ◎Như: “tha bỉ ngã trưởng tam tuế” anh ấy so với tôi lớn hơn ba tuổi, “trưởng lão” bậc trên mình mà có tuổi.
10. (Tính) Hàng thứ nhất. ◎Như: “trưởng tử” con trưởng, “trưởng tôn” cháu trưởng.
11. (Động) Sinh ra. ◇Tây du kí 西: “Ngã tuy bất thị thụ thượng sanh, khước thị thạch lí trưởng đích” , (Đệ nhất hồi) Đệ tử tuy không sinh ra trên cây, nhưng lại sinh ra trong đá.
12. (Động) Sinh ra sẵn có, tỏ ra. ◎Như: “tha trưởng đắc bất xú” cô ta trông không xấu.
13. (Động) Có tài năng, giỏi. ◎Như: “trưởng ư thi văn” giỏi về thơ văn.
14. (Động) Nuôi lớn lên. ◇Thi Kinh : “Trưởng ngã dục ngã” (Tiểu nhã , Lục nga ) Nuôi tôi lớn lên.
15. (Động) Lớn lên. ◇Mạnh Tử : “Cẩu đắc kì dưỡng vô vật bất trưởng” (Cáo tử thượng ) Nếu nuôi hợp cách, không vật nào không lớn.
16. Lại một âm là “trướng”. (Động) Đo chiều dài. ◎Như: “trướng nhất thân hữu bán” đo dài hơn một thân rưỡi.

Từ điển Thiều Chửu

① Dài, so hai đầu với nhau, bên nào thừa hơn gọi là trường.
② Lâu dài. Như trường thọ sống lâu.
③ Xa. Như trường đồ đường xa.
④ Thường. Như môn tuy thiết nhi trường quan tuy có cửa mà thường đóng mãi.
⑤ Hay, tài. Như nhất trường khả thủ có một cái hay khá lấy.
⑥ Một âm là trưởng. Lớn, người đã đến tuổi trưởng thành gọi là trưởng.
⑦ Tuổi cao hơn, có tuổi hơn.
⑧ Những bậc trên mình mà có tuổi gọi là trưởng lão .
⑨ Hàng thứ nhất. Như trưởng tử con trưởng, trưởng tôn cháu trưởng, v.v.
⑩ Ðứng đầu. Chức đứng đầu các bộ đều gọi là bộ trưởng , lục quân trưởng chức đứng đầu các quân bộ.
⑪ Lớn lên, trái lại với tiếng tiêu mòn. Như cẩu đắc kì dưỡng, vô vật bất trưởng nếu nuôi hợp cách, không vật nào không lớn.
⑫ Lại một âm là trướng. Chiều dài, nhiều, thừa. Như trướng nhất thân hữu bán đo chiều dài hơn một thân rưỡi.

Tự hình 5

Dị thể 13

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trướng [tràng, trường, trưởng]

U+957F, tổng 4 nét, bộ trường 長 (+0 nét)
giản thể, tượng hình

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 3

Dị thể 12

Bình luận 0