Có 17 kết quả:

傕 giác捔 giác搉 giác斠 giác桷 giác榷 giác玨 giác珏 giác瑴 giác覚 giác覺 giác觉 giác角 giác觳 giác較 giác较 giác龣 giác

1/17

giác [quyết]

U+5095, tổng 12 nét, bộ nhân 人 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người. Cũng đọc Các.

Tự hình 1

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

giác [trác]

U+6354, tổng 10 nét, bộ thủ 手 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. so sánh
2. mờ ám, không rõ ràng

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① So sánh;
② Mờ ám, không rõ ràng;
kỉ giác [jêjué] Chia quân ra để kiềm chế quân địch.

Tự hình 1

Dị thể 4

Bình luận 0

giác [xác]

U+6409, tổng 13 nét, bộ thủ 手 (+10 nét)
phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gõ, đánh. ◇Hán Thư : “Xác kì nhãn dĩ vi nhân trệ” (Ngũ hành chí trung chi thượng ) Đánh vào trong mắt (làm mất cả tròng) thành người như lợn.
2. (Động) Vin dẫn, dẫn thuật. ◎Như: “dương xác” dẫn chứng ước lược.
3. (Động) Thượng lượng, bàn thảo. ◎Như: “thương xác” bàn bạc.
4. Một âm là “giác”. (Động) Chuyên. § Thông “giác” . ◇Hán Thư : “Ban Thâu giác xảo ư phủ cân” (Tự truyện thượng ) Ban Thâu chuyên khéo về làm búa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gõ, đánh.
② Một âm là giác. Vin dẫn, như dương giác dẫn cớ gì làm chứng, thương giác bàn bạc lấy chứng cớ cho đúng, v.v.
③ Chuyên, cùng nghĩa như chữ giác .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chuyên về — Một âm là Xác. Xem Các.

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0

giác [các, dác]

U+65A0, tổng 14 nét, bộ đẩu 斗 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gạt cho bằng (cái đấu, cái hộc, khi đong thóc, lúa, các loại cốc).
2. (Động) Hiệu chính.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái que để lường (gạo...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gạt ngang cho bằng. Thời xưa đong thóc gạo, thường cầm một khúc cây nhỏ gạt ngang miệng đấu cho bằng, gọi là Giác.

Tự hình 1

Bình luận 0

giác

U+6877, tổng 11 nét, bộ mộc 木 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. rui nhà, xà nhà (hình vuông)
2. cái vồ
3. cột to

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rui nhà hình vuông.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái xà vuông.
② Cái vồ.
③ Cột to.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Rui nhà, xà nhà (hình vuông);
② Cái vồ;
③ Cột to.

Tự hình 2

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

giác [các]

U+69B7, tổng 14 nét, bộ mộc 木 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cầu độc mộc.
2. (Danh) Phú thuế. ◎Như: “chinh các” đánh thuế.
3. (Động) Bán độc quyền, chuyên doanh. ◎Như: “các trà” bán trà độc quyền lấy lợi.
4. (Động) Thương lượng.
5. § Cũng đọc là “giác”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cầu độc mộc.
② Phép đánh thuế, một phép lí tài cấm dân không được làm để riêng nhà nước bán lấy lợi, cũng như sang sông chỉ có một cây gỗ. Cũng đọc là chữ giác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầu độc mộc;
② Giữ độc quyền;
③ Đánh thuế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm ván bắc ngang hai bờ nước, làm cầu mà đi qua — Chuyên bán loại hàng gì.

Tự hình 2

Dị thể 6

Bình luận 0

giác

U+73A8, tổng 8 nét, bộ ngọc 玉 (+4 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

hai viên ngọc dính liền

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hạt ngọc do hai viên ngọc ghép liền nhau hợp thành (hạt ngọc kép).

Từ điển Thiều Chửu

① Hai hòn ngọc liền nhau gọi là giác (hạt ngọc kép).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Hai miếng ngọc ghép lại, hòn ngọc kép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Giác .

Tự hình 3

Dị thể 3

Bình luận 0

giác

U+73CF, tổng 9 nét, bộ ngọc 玉 (+5 nét)
hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hòn ngọc ngọc do hai viên hợp lại thành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai viên ngọc đính liền nhau, làm đồ trang sức.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

giác

U+7474, tổng 14 nét, bộ ngọc 玉 (+14 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

hai viên ngọc dính liền

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ “giác” .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Giác , .

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

giác [giáo]

U+899A, tổng 12 nét, bộ kiến 見 (+5 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

giác [giáo]

U+89BA, tổng 20 nét, bộ kiến 見 (+13 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇Trang Tử : “Giác nhi hậu tri kì mộng dã” (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎Như: “giác ngộ” hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là “Giác vương” . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là “chánh giác” . ◇Nguyễn Trãi : “Giác lai vạn sự tổng thành hư” (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎Như: “tự giác” tự mình cảm nhận, “bất tri bất giác” không biết không cảm. ◇Lí Thương Ẩn : “Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn” , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇Mạnh Tử : “Sử tiên tri giác hậu tri” 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎Như: “vị giác” cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), “huyễn giác” ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎Như: “tiên giác” bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇Thi Kinh : “Hữu giác kì doanh” (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là “giáo”. (Danh) Giấc ngủ. ◎Như: “ngọ giáo” giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎Như: “thụy liễu nhất giáo” ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Tự hình 3

Dị thể 8

Chữ gần giống 11

Từ ghép 29

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

giác [giáo]

U+89C9, tổng 9 nét, bộ kiến 見 (+5 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Tự hình 2

Dị thể 8

Từ ghép 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

giác [cốc, giốc, lộc]

U+89D2, tổng 7 nét, bộ giác 角 (+0 nét)
phồn & giản thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

1. cái sừng
2. góc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sừng, gạc của các giống thú. ◎Như: “ngưu giác” sừng bò, “lộc giác” 鹿 gạc hươu.
2. (Danh) Mượn chỉ cầm thú. ◇Dương Duy : “San vô giác, thủy vô lân” , (Thái huyền , Cùng ) Núi không có cầm thú, sông không có cá.
3. (Danh) Xương trán. ◎Như: “long chuẩn nhật giác” xương trán gồ lên hình chữ nhật.
4. (Danh) Tóc trái đào, con trai con gái bé để tóc hai trái đào gọi là “giác”. ◎Như: “tổng giác” lúc trẻ con. ◇Phù sanh lục kí : “Dữ dư vi tổng giác giao” (Khảm kha kí sầu ) Cùng với tôi là bạn từ thuở bé.
5. (Danh) Tiếng “giác”, một tiếng trong năm tiếng: “cung, thương, giác, chủy, vũ” . § Ta thường đọc là “giốc”.
6. (Danh) Phương đông. § Người xưa coi ngũ thanh, ngũ hành và ngũ phương ứng thuận với nhau: “giác” ứng với “mộc” , hướng “đông” .
7. (Danh) Mỏ chim.
8. (Danh) Cái tù và. ◇Nguyễn Trãi : “Giác thanh vạn lí khê sơn nguyệt” (Hạ tiệp ) Tiếng tù và vang muôn dặm dưới trăng nơi núi khe.
9. (Danh) Góc (hình học). ◎Như: “tam giác hình” hình ba góc, “trực giác” góc vuông.
10. (Danh) Góc, xó. ◎Như: “tường giác” góc tường, “ốc giác” góc nhà. ◇Lỗ Tấn : “Tử tế khán thì, ốc giác thượng hoàn hữu lưỡng cá nhân” , (A Q chánh truyện Q) Nhìn kĩ, ở trong góc phòng đã có hai người.
11. (Danh) Mũi đất, doi đất. ◎Như: “Hảo Vọng giác” mũi Hảo Vọng (Nam Phi châu).
12. (Danh) Lượng từ: dùng đếm số trâu, bò. ◇Tống Liêm : “Tặng điền tam thiên mẫu, ngưu thất thập giác” , (Phụng Dương Đan thị tiên oanh bi minh ) Ban cho ruộng ba ngàn mẫu, bò bảy mươi con.
13. (Danh) Lượng từ: đơn vị diện tích ngày xưa. § Bốn “giác” là một mẫu.
14. (Danh) Lượng từ: hào, cắc (tiền). ◎Như: “nhất giác” một hào, một cắc.
15. (Danh) Lượng từ, dùng cho công văn. ◎Như: “nhất giác” một kiện công văn. ◇Tây du kí 西: “Đại vương, ngoại diện hữu nhất lão nhân, bối trước nhất giác văn thư, ngôn thị thượng thiên sai lai đích thiên sứ, hữu thánh chỉ thỉnh nhĩ dã” , , , 使, (Đệ tam hồi) Tâu Đại vương, ngoài kia có một ông già, lưng đeo một tờ công văn, nói là sứ giả nhà trời, mang theo thánh chỉ tới mời Đại vương.
16. (Danh) Sao “Giác” , một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
17. (Danh) Đồ đựng rượu. ◇Thủy hử truyện : “Tiên thủ lưỡng giác tửu lai” (Đệ thập nhất hồi) Trước tiên, mang hai giác rượu ra đây.
18. (Danh) Vai trò (trong phim, kịch). ◎Như: “cước sắc” vai trò, “chủ giác” vai chính, “giác sắc” con hát (nhà nghề) có tiếng.
19. (Danh) Chia đóng mỗi chỗ một cánh quân để khiên chế quân giặc gọi là “kỉ giác” .
20. (Danh) Họ “Giác”.
21. (Tính) Sừng dài và ngay ngắn. ◇Luận Ngữ : “Lê ngưu chi tử tuynh thả giác, tuy dục vật dụng, san xuyên kì xá chư” , , (Ung dã ) Con của con bò cày (khác với bò nuôi riêng để cúng quỷ thần), lông đỏ mà sừng dài và ngay ngắn, dù người ta không muốn dùng (làm vật cúng tế), thần núi thần sông đâu có bỏ nó (mà không hưởng).
22. (Động) Ganh đua, cạnh tranh hơn thua. ◎Như: “giác lực” vật nhau, đấu sức, “giác khẩu” cãi nhau. ◇Hồng Lâu Mộng : “Lâm Đại Ngọc tự dữ Bảo Ngọc giác khẩu hậu, dã tự hậu hối” , (Đệ tam thập hồi) Lâm Đại Ngọc từ hôm cãi nhau với Bảo Ngọc, trong bụng hối hận.
23. (Động) Làm cho bằng, làm cho quân bình. ◇Lễ Kí : “Tắc đồng độ lượng, quân hành thạch, giác đẩu dũng” , , (Nguyệt lệnh ) Thì làm cho đo lường như nhau, quân bình cân thạch, ngang bằng đấu hộc.
24. (Động) Nghiêng, liếc. ◇Đoạn Thành Thức : “Xá Lợi Phất giác nhi chuyển lãi” (Dậu dương tạp trở tục tập , Tự tháp kí thượng ) Xá Lợi Phất liếc mắt chuyển động con ngươi.
25. § Ghi chú: Còn đọc là “giốc”.
26. Một âm là “lộc”. (Danh) “Lộc Lí” tên đất, nay thuộc tỉnh Giang Tô . § Cũng viết là “Lộc Lí” .
27. (Danh) Họ kép “Lộc Lí” . § Cũng viết là “Lộc Lí” .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái sừng, cái sừng của các giống thú.
② Cái xương trán. Người nào có tướng lạ gọi là long chuẩn nhật giác nghĩa là xương trán gồ lên như hình chữ nhật vậy.
③ Trái đào, con trai con gái bé để hai trái đào gọi là giác. Vì thế gọi lúc trẻ con là tổng giác .
④ Tiếng giác, một tiếng trong năm tiếng: cung, thương, giác, chuỷ, vũ .
⑤ Cái tù và.
⑥ Ganh. Phàm so sánh nhau để phân được thua đều gọi là giác. Như giác lực vật nhau, đấu sức, giác khẩu cãi nhau.
⑦ Giác sắc cũng như ta nói cước sắc . Tục gọi con hát (nhà nghề) có tiếng là giác sắc.
⑧ Chia đóng mỗi chỗ một cánh quân để khiên chế quân giặc gọi là kỉ giác .
⑨ Góc, như tam giác hình hình ba góc.
⑩ Một hào gọi là nhất giác .
⑪ Một kiện công văn cũng gọi là nhất giác .
⑫ Sao giác, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑬ Cái đồ đựng rượu. Có khi đọc là chữ giốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sừng: Sừng trâu (bò); Lược (làm bằng) sừng;
② Cái tù và;
③ Góc, giác, xó: Góc nhà; Góc bàn; ¨Î Hình tam giác; Xó nhà, góc tường;
④ Chỗ rẽ, chỗ quặt: Ở chỗ rẽ có một cửa hàng;
⑤ Hào, cắc (mười xu): Mười hào là một đồng;
⑥ Một phần tư, một góc tư: Một phần tư cái bánh, một góc bánh;
⑦ (văn) Xương trán: Xương trán gồ lên như hình chữ nhật;
⑧ (văn) Trái đào (trên đầu óc trẻ con): Thuở còn để trái đào, thời thơ ấu;
⑨ (văn) Đồ đựng rượu;
⑩ (văn) Kiện công văn: Một kiện công văn; [Jiăo] Sao Giác (một ngôi sao trong nhị thập bát tú) Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ganh, đọ, đua: Đọ sức, đua sức; Đua tài; Cãi cọ; Tranh giành;
② Vai, vai trò: Vai chính; Vai hề;
③ (cũ) Âm giốc (một trong ngũ âm). Xem [jiăo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sừng của loài vật. Chẳng hạn Ngưu giác ( sừng trâu ) — Cái chung uống rượu thời xưa, có quai cầm — Một trong Ngũ âm của nhạc Trung Hoa thời cổ — Tranh hơn kém. Chẳng hạn Giác đấu — Cái góc. Chẳng hạn Hải giác thiên nhai ( chân trời góc biển ) — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Cái tù và làm bằng sừng trâu, thổi lên làm hiệu lệnh quân đội thời xưa — Bao giấy đựng công văn, chỉ số lượng công văn. Chẳng hạn Công văn nhất giác ( một tờ công văn ) — Một phần mười của đồng bạc thời xưa. Một cắc — Cũng đọc Giốc.

Tự hình 5

Dị thể 6

Từ ghép 35

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

giác [hạc, hộc, xác]

U+89F3, tổng 17 nét, bộ giác 角 (+10 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: đơn vị dung lượng thời xưa: mười “đẩu” là một “hộc” . Sau đổi lại năm “đẩu” là một “hộc” .
2. (Phó) “Hộc tốc” sợ run lập cập.
3. Một âm là “giác”. § Thông “giác” .

Từ điển Thiều Chửu

① Hộc tốc sợ run lập cập.
② Cái hộc, một thứ đồ để đong.
③ Một âm là hạc. Hết thế, còn thế.
④ Gót chân.
⑤ Một âm nữa là giác. Cùng nghĩa với chữ giải hay chữ tích .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết. Tận cùng — Khô khan gầy ốm — Các âm khác là Hạc, Hộc. Xem các âm này.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

giác [giáo, giảo, giếu]

U+8F03, tổng 13 nét, bộ xa 車 (+6 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

tay xe, càng xe

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái tay xe, hai bên chỗ tựa xe có cái gỗ đặt ngang bắt khum về đằng trước.
2. (Động) Ganh đua. § Cũng như “giác” . ◇Mạnh Tử : “Lỗ nhân liệp giác” (Vạn Chương hạ ) Người nước Lỗ săn bắn thi.
3. Một âm là “giếu”. § Có khi đọc là “giảo”. (Động) So sánh. § Cùng nghĩa với “hiệu” . ◇Đạo Đức Kinh : “Trường đoản tương giảo” (Chương 2) Dài và ngắn cùng sánh.
4. (Danh) Khái lược, đại khái. ◎Như: “đại giảo” . § Như “đại lược” .
5. (Danh) Hiệu số.
6. (Danh) Họ “Giảo”.
7. (Phó) Khá, tương đối. ◎Như: “giảo cao” khá cao, “giảo hảo” tương đối tốt, “giảo đa” khá nhiều.
8. (Phó) Rõ rệt, rành rành. ◇Sử Kí : “Khinh tài trọng nghĩa, giảo nhiên trước minh” , (Bình Tân Hầu Chủ Phụ liệt truyện ) Khinh tài trọng nghĩa, rành rành rõ rệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tay xe. Hai bên chỗ tựa xe có cái gỗ đặt ngang bắt khum về đằng trước gọi là giác.
② Ganh đua, cùng nghĩa với chữ . Như lỗ nhân liệp giác người nước Lỗ thi săn bắn.
③ Một âm là giếu. Có chỗ đọc là giảo. So sánh, cùng nghĩa với chữ hiệu .
④ Qua loa. Như đại giảo cũng như ta nói đại lược .
⑤ Rõ rệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tay xe thời xưa (trên thùng xe, dùng để tựa tay);
② (văn) Thi đua (dùng như ): Người nước Lỗ săn bắn thi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tranh đua. Chẳng hạn Giác đấu. Như chữ Giác — Một âm là Giáo. Xem Giáo.

Tự hình 4

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

giác [giảo, giếu]

U+8F83, tổng 10 nét, bộ xa 車 (+6 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

tay xe, càng xe

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tay xe thời xưa (trên thùng xe, dùng để tựa tay);
② (văn) Thi đua (dùng như ): Người nước Lỗ săn bắn thi.

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

giác

U+9FA3, tổng 25 nét, bộ dược 龠 (+8 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một âm bậc trong Ngũ âm của cổ nhạc Trung Hoa. Cũng viết là Giác . Cũng đọc là Giốc.

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0