Có 23 kết quả:

匣 hạp匼 hạp合 hạp呷 hạp呻 hạp嗑 hạp峡 hạp峽 hạp搕 hạp欱 hạp盇 hạp盍 hạp盒 hạp瞌 hạp硤 hạp祫 hạp葢 hạp蓋 hạp閤 hạp闔 hạp阖 hạp頜 hạp颌 hạp

1/23

hạp

U+5323, tổng 7 nét, bộ phương 匚 (+5 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cái hộp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái hộp, cái tráp. ◎Như: “mộc hạp” hộp gỗ, “kính hạp” tráp đựng gương. ◇Chiến quốc sách : “Kinh Kha phụng Phiền Ư Kì đầu hàm, nhi Tần Vũ Dương phụng địa đồ hạp, dĩ thứ tiến” , , (Yên sách tam ) Kinh Kha bưng hộp đựng đầu lâu Phàn Ô Kì, còn Tần Vũ Dương bưng tráp địa đồ, theo thứ tự đi vào.
2. (Danh) Nhà tù, cũi tù. § Thông “hiệp” .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hộp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái hộp, cái tráp: Cái hộp gỗ; Một hộp kẹo; Tráp đựng gương lược.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hộp lớn. Cái tráp.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp [ảm]

U+533C, tổng 8 nét, bộ hễ 匸 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

hạp

U+5477, tổng 8 nét, bộ khẩu 口 (+5 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

hít vào, hút vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Uống, hút. ◎Như: “hạp trà” hớp trà.

Từ điển Thiều Chửu

① Hít vào. Hút mà uống vào gọi là hạp.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Hớp, nhắp: Hớp một hớp rượu; Nhắp trà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hút lên mà uống. Uống bằng ống hút.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp

U+55D1, tổng 13 nét, bộ khẩu 口 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

quẻ Hạp trong Kinh Dịch (cắn vỡ hạt bằng răng cửa)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều lời.
2. (Động) Đóng, ngậm. ◎Như: “khẩu trương bất năng hạp” miệng há không ngậm lại được.
3. (Động) Ăn, húp.
4. (Động) Nói, bàn.
5. (Động) Cắn.
6. (Trạng thanh) Tiếng cười. ◇Trang Tử : “Tắc hạp nhiên nhi tiếu” (Thiên địa ) Thì hặc hặc mà cười.

Từ điển Thiều Chửu

① Phệ hạp tên một quẻ trong kinh Dịch, giống như trong môi có vật gì, cắn rồi mới ngậm lại được.
② Hạp hạp nói nhiều lời.
③ Tiếng cười hặc hặc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắn: Cắn hạt dưa;
② (Tiếng cười) hậc hậc;
③ Xem [shìkè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lắm miệng, nhiều lời — Tiếng cười.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp [giáp, hiệp]

U+5CE1, tổng 9 nét, bộ sơn 山 (+6 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

eo đất, eo biển

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỗ mõm núi thè vào trong nước;
② Eo: Eo Tam Môn trên sông Hoàng Hà; Eo đất; Eo biển.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 2

Bình luận 0

hạp [giáp, hiệp]

U+5CFD, tổng 10 nét, bộ sơn 山 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

eo đất, eo biển

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước hẹp và dài ở giữa hai núi. § Thường dùng để đặt tên đất. ◎Như: “Vu Hạp” kẽm Vu.
2. (Danh) Vùng đất giữa hai núi. ◎Như: “Ba-nã-mã địa hạp” Panama.
3. (Danh) Eo biển. ◎Như: “Đài Loan hải hạp” eo biển Đài Loan.
4. § Cũng đọc là “hiệp”, “giáp”.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ mỏm núi thè vào trong nước gọi là hạp.
② Ðịa hạp eo đất, chỗ hai bể thông nhau gọi là hải hạp . Có nơi đọc là chữ giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỗ mõm núi thè vào trong nước;
② Eo: Eo Tam Môn trên sông Hoàng Hà; Eo đất; Eo biển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Núi nhô ra biển.

Tự hình 1

Dị thể 6

Từ ghép 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp [khạp, ngạ, áp]

U+6415, tổng 13 nét, bộ thủ 手 (+10 nét)
phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gõ, chạm;
② (văn) Lấy.

Tự hình 1

Chữ gần giống 7

Bình luận 0

hạp [hát]

U+6B31, tổng 10 nét, bộ khiếm 欠 (+6 nét)

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng như .
2. (Động) Hấp, hút. ◇Ban Cố : “Thổ diễm sanh phong, hát dã phun san” , (Đông đô phú ).
3. (Động) Ăn, nuốt. ◇Trương Đại : “Chu nhân cấp khởi thị, kiến đại ngư như chu, khẩu hát tây qua, điệu vĩ nhi hạ” , , 西, (Đào am mộng ức , Tào san ).
4. (Động) Thụ nhận, thu lấy. ◇Hoàng Cảnh Nhân : “Thì xuất kim thạch khiếu, Thanh phát bất năng hát” , (Tặng Trình Hậu Trai ).
5. (Động) Hợp. ◇Dương Hùng : “Hạ hạp thượng hạp” (Thái huyền , Cáo ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn uống, nhấp nháp, thưởng thức.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 6

Bình luận 0

hạp

U+76C7, tổng 9 nét, bộ mẫn 皿 (+4 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sao, sao chẳng (câu hỏi)
2. cánh cửa

Từ điển trích dẫn

1. Nguyên là chữ “hạp” .

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ hạp .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Hạp .

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

hạp

U+76CD, tổng 10 nét, bộ mẫn 皿 (+5 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sao, sao chẳng (câu hỏi)
2. cánh cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Biểu thị nghi vấn: sao? ◇Tô Thức : “Hoa khai tửu mĩ hạp ngôn quy?” (Nhâm dần , hữu hoài Tử Do ) Hoa nở rượu ngon, sao nói đi về?
2. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao chẳng? ◇Luận Ngữ : “Hạp các ngôn nhĩ chí?” (Công Dã Tràng ) Sao các anh chẳng nói ý chí của mình (cho ta nghe)?
3. (Động) Họp, hợp. ◇Dịch Kinh : “Vật nghi, bằng hạp trâm” , (Dự quái ) Đừng nghi ngờ, các bạn bè sẽ mau lại họp đông.
4. (Danh) Họ “Hạp”.

Từ điển Thiều Chửu

① Sao? Sao chẳng? như Hạp các ngôn nhĩ chí? (Luận Ngữ ) sao chẳng nói ý chí của các anh (cho ta nghe)?
② Hợp. Dịch Kinh , quẻ Dự : Vật nghi, bằng hạp trâm đừng nghi ngờ, các bạn thanh khí sẽ lại giúp.
③ Cánh cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Sao chẳng (hợp âm của ): ? Sao chẳng đến mà xem?; ? Mỗi người sao không nói lên chí mình? (Luận ngữ); ? Sao chẳng san các kinh in ra để truyền dạy cho người đời sau? (Trần Thái Tông: Thiền tông chỉ nam tự);
② Hợp lại;
③ Cánh cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sao chẳng, sao không — Tại sao, thế nào — Dùng như chữ Hợp .

Tự hình 3

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp

U+76D2, tổng 11 nét, bộ mẫn 皿 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cái hộp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái hộp. ◇Thủy hử truyện : “Đoan Vương khai hạp tử khán liễu ngoạn khí” (Đệ nhị hồi) Đoan Vương mở hộp xem các đồ ngọc quý.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hộp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hộp: Hộp bút chì; Hộp diêm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hộp để đựng đồ vật.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp [khạp]

U+778C, tổng 15 nét, bộ mục 目 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngồi ngủ gật.hạp thùy [keshui] Buồn ngủ: Ngủ gật.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 2

Bình luận 0

hạp [giáp]

U+7864, tổng 12 nét, bộ thạch 石 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh

hạp [hợp]

U+796B, tổng 10 nét, bộ kỳ 示 (+6 nét)
phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lễ tế chung tổ tiên nội ngoại xa gần.

Tự hình 2

Chữ gần giống 13

Bình luận 0

hạp [cái]

U+8462, tổng 12 nét, bộ thảo 艸 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (1)(2)(3).

Tự hình 1

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp [cái]

U+84CB, tổng 13 nét, bộ thảo 艸 (+10 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ mao.
2. (Danh) Tên đất. Nay thuộc tỉnh “Sơn Đông” .
3. (Danh) Họ “Cái”.
4. (Danh) Gọi chung những thứ dùng để che đậy: nắp, vung, nút, mui, ô, dù, lọng. ◎Như: “oa cái” vung nồi. ◇Khổng Tử gia ngữ : “Khổng Tử tương hành, vũ nhi vô cái” , (Quyển nhị, Trí tư ) Khổng Tử sắp đi, trời mưa mà không có dù che.
5. (Danh) Điều nguy hại. ◎Như: “vô cái” vô hại.
6. (Động) Che, trùm, lợp. ◇Hoài Nam Tử : “Nhật nguyệt dục minh, nhi phù vân cái chi” , (Thuyết lâm ) Mặt trời mặt trăng muốn chiếu sáng, nhưng mây (nổi) che lấp đi.
7. (Động) Đậy. ◎Như: “cái quan luận định” đậy nắp hòm mới khen chê hay dở.
8. (Động) Đóng (dấu), ấn lên trên. ◎Như: “cái chương” đóng dấu, “cái bưu trạc” đóng dấu nhà bưu điện.
9. (Động) Xây, cất. ◎Như: “cái đình xa tràng” xây cất chỗ đậu xe. ◇Thủy hử truyện : “Đạo Quân nhân cái Vạn Tuế san, sai nhất bàn thập cá chế sứ khứ Thái Hồ biên bàn vận hoa thạch cương phó kinh giao nạp” , 使 (Đệ thập nhị hồi) (Vua) Đạo Quân nhân (muốn) xây núi Vạn Tuế, sai chục viên chế sứ đến Thái Hồ chuyển vận đá hoa cương đem về kinh đô.
10. (Động) Siêu việt, trội hơn, át hẳn. ◇Sử Kí : “Lực bạt san hề khí cái thế, Thì bất lợi hề chuy bất thệ” , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời, Thời không gặp chừ, ngựa Chuy không chạy.
11. (Động) Nói khoác.
12. (Phó) Đại khái, đại để, ước chừng có. ◇Luận Ngữ : “Cái hữu chi hĩ, ngã vị chi kiến dã” , (Lí nhân ) Ước chừng có chăng, mà ta chưa thấy.
13. (Phó) Có lẽ, hình như. ◇Sử Kí : “Dư đăng Cơ san, kì thượng cái hữu Hứa Do trủng vân” , (Bá Di liệt truyện ) Ta lên núi Cơ, trên ấy hình như có mộ của Hứa Do.
14. (Liên) Vì, bởi vì. ◇Sử Kí : “Khổng Tử hãn xưng mệnh, cái nan ngôn chi dã” , (Ngoại thích thế gia tự ) Khổng Tử ít nói đến mệnh, vì mệnh khó nói vậy.
15. (Trợ) Dùng làm phát ngữ từ. ◇Âu Dương Tu : “Cái phù thu chi vi trạng dã, kì sắc thảm đạm, yên phi vân liễm” , , (Thu thanh phú ) Ôi, hình trạng mùa thu, sắc thì ảm đạm, khói tỏa, mây thâu.
16. Một âm là “hạp”. (Phó) Biểu thị nghi vấn: Sao, sao mà, đâu. § Cũng như “hạp” . ◇Chiến quốc sách : “Nhân sanh thế thượng, thế vị phú hậu, hạp khả hốt hồ tai!” , , (Tần sách nhất , Tô Tần truyện ) Người sinh ở đời, thế lực, chức vị và tiền bạc có thể coi thường được đâu!
17. (Phó) Sao chẳng, sao không. ◇Lễ Kí : “Tử hạp ngôn tử chi chí ư công hồ?” (Đàn cung thượng ) Sao ông không nói ý ông với ngài?

Từ điển Trần Văn Chánh

Sao không, sao chẳng? (dùng như , bộ ): ? Sao ông không nói ý ông với công? š(Lễ kí, đàn cung); ? Thầy sao không giảm bớt một chút yêu cầu? (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Hạp — Cái then cài cổng — Một âm là Cái. Xem Cái.

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp [cáp, hợp]

U+95A4, tổng 14 nét, bộ môn 門 (+6 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [hé] nghĩa ①;
② Đóng (cửa);
③ Cả, toàn: (hay ) Cả các ngài. Xem [gé].

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp

U+95D4, tổng 18 nét, bộ môn 門 (+10 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lấp, đóng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cánh cửa. ◇Tuân Tử : “Cố ngoại hạp bất bế” (Nho hiệu ) Cho nên cửa ngoài không đóng.
2. (Động) Lấp, đóng. ◎Như: “hạp hộ” đóng cửa. ◇Liêu trai chí dị : “Cảnh quy, hạp hộ dục tẩm” , (A Hà ) Cảnh về nhà, đóng cửa định đi nằm.
3. (Tính) Cả, tất cả. ◎Như: “hạp đệ quang lâm” cả nhà đều có lòng yêu mà tới. ◇Liệt Tử : “Hạp thất độc chi” (Chu Mục vương ) Cả nhà khổ não.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấp, đóng. Như hạp hộ đóng cửa.
② Đồng nghĩa với chữ hạp , dùng làm lời tóm tắt như hạp đệ quang lâm tất cả nhà đều có lòng yêu mà tới.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cả, toàn: Cả nhà; Toàn thành;
② (văn) Cánh cửa;
③ Đóng: Đóng cửa; Đóng kín.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái then cài cổng. Như chữ Hạp . Còn gọi là Môn phiến — Đóng lại.

Tự hình 2

Dị thể 6

Chữ gần giống 1

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp

U+9616, tổng 13 nét, bộ môn 門 (+10 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lấp, đóng

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cả, toàn: Cả nhà; Toàn thành;
② (văn) Cánh cửa;
③ Đóng: Đóng cửa; Đóng kín.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 4

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

hạp [cáp, hàm]

U+981C, tổng 15 nét, bộ hiệt 頁 (+6 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

(giải) Hàm: Hàm trên; Hàm dưới. Xem [gé].

Tự hình 1

Dị thể 5

Chữ gần giống 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hạp [cáp]

U+988C, tổng 12 nét, bộ hiệt 頁 (+6 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

(giải) Hàm: Hàm trên; Hàm dưới. Xem [gé].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 5

Bình luận 0