Có 1 kết quả:
若 ré ㄖㄜˊ
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Tên một loài cỏ thơm. ◎Như: “bội lan nhược” 佩蘭若 đeo hoa lan cỏ nhược.
2. (Danh) Thần “Nhược”, thần bể. ◇Trang Tử 莊子: “Bắc hải Nhược viết: Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả” 北海若曰: 井鼃不可以語於海者 (Thu thủy 秋水) Thần Nhược ở biển Bắc nói: Ếch giếng, không thể nói chuyện (với nó) về biển được.
3. (Danh) Họ “Nhược”.
4. (Động) Thuận theo. ◎Như: “vũ dương thời nhược” 雨暘時若 mưa nắng thuận thời tiết.
5. (Động) Đến, đạt đến. ◎Như: “bệnh vị nhược tử” 病未若死 bệnh chưa đến chết. ◇Luận Ngữ 論語: “Khả dã! Vị nhược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã” 可也, 未若貧而樂, 富而好禮者也 (Học nhi 學而) Khá đấy! (Nhưng) chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà vẫn hiếu lễ.
6. (Động) Như là, giống như. ◎Như: “tương nhược” 相若 cùng giống, “bất nhược” 不若 chẳng bằng. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: “Lưu Cảnh Thăng chi tử nhược đồn khuyển nhĩ” 劉景升之子若豚犬耳 Con của Lưu Cảnh Thăng giống như chó lợn vậy.
7. (Đại) Mày, ngươi. ◎Như: “nhược thuộc” 若屬 lũ mày. ◇Trang Tử 莊子: “Nhiên tắc ngã dữ nhược dữ nhân câu bất năng tương tri dã” 然則我與若與人俱不能相知也 (Tề vật luận 齊物論) Vậy thì, ta cùng ngươi, cùng người đó, không thể biết được nhau.
8. (Đại) Như thế, ấy, đó. ◇Luận Ngữ 論語: “Quân tử tai nhược nhân” 君子哉若人 (Công Dã Tràng 公冶長) Quân tử thay, con người đó! ◇Bạch Cư Dị 白居易: “Vọng hương tâm nhược khổ, Bất dụng sổ đăng lâu” 望鄉心若苦, 不用數登樓 (Kiến Mẫn Quân 見敏君) Trông về quê nhà mà khổ tâm như thế, Thì mấy lần lên lầu cao có ích gì.
9. (Phó) Dường như, giống như. ◎Như: “hân hỉ nhược cuồng” 欣喜若狂 vui mừng dường như phát điên.
10. (Phó) Bao nhiêu, đến đâu. ◎Như: “thí nhược đại tiểu” 試若大小 thử xem lớn nhỏ bao nhiêu.
11. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc phó từ: tự nhiên. ◎Như: “thần sắc tự nhược” 神色自若 thần sắc vẫn tự nhiên.
12. (Liên) Nếu, giả sử. ◎Như: “nhược sử như thử” 若使如此 nếu khiến như thế.
13. (Liên) Hoặc, hoặc là. ◇Sử Kí 史記: “Nguyện thủ Ngô vương nhược tướng quân đầu, dĩ báo phụ chi cừu” 願取吳王若將軍頭, 以報父之仇 (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện 魏其武安侯傳) Xin lấy đầu Ngô vương hoặc (đầu) một tướng quân (Ngô), để báo thù cha.
14. Lại một âm là “nhã”. ◎Như: “Bát-nhã” 般若 dịch âm chữ Phạn "prajñā", nghĩa là trí tuệ, trí tuệ thanh tịnh.
2. (Danh) Thần “Nhược”, thần bể. ◇Trang Tử 莊子: “Bắc hải Nhược viết: Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả” 北海若曰: 井鼃不可以語於海者 (Thu thủy 秋水) Thần Nhược ở biển Bắc nói: Ếch giếng, không thể nói chuyện (với nó) về biển được.
3. (Danh) Họ “Nhược”.
4. (Động) Thuận theo. ◎Như: “vũ dương thời nhược” 雨暘時若 mưa nắng thuận thời tiết.
5. (Động) Đến, đạt đến. ◎Như: “bệnh vị nhược tử” 病未若死 bệnh chưa đến chết. ◇Luận Ngữ 論語: “Khả dã! Vị nhược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã” 可也, 未若貧而樂, 富而好禮者也 (Học nhi 學而) Khá đấy! (Nhưng) chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà vẫn hiếu lễ.
6. (Động) Như là, giống như. ◎Như: “tương nhược” 相若 cùng giống, “bất nhược” 不若 chẳng bằng. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: “Lưu Cảnh Thăng chi tử nhược đồn khuyển nhĩ” 劉景升之子若豚犬耳 Con của Lưu Cảnh Thăng giống như chó lợn vậy.
7. (Đại) Mày, ngươi. ◎Như: “nhược thuộc” 若屬 lũ mày. ◇Trang Tử 莊子: “Nhiên tắc ngã dữ nhược dữ nhân câu bất năng tương tri dã” 然則我與若與人俱不能相知也 (Tề vật luận 齊物論) Vậy thì, ta cùng ngươi, cùng người đó, không thể biết được nhau.
8. (Đại) Như thế, ấy, đó. ◇Luận Ngữ 論語: “Quân tử tai nhược nhân” 君子哉若人 (Công Dã Tràng 公冶長) Quân tử thay, con người đó! ◇Bạch Cư Dị 白居易: “Vọng hương tâm nhược khổ, Bất dụng sổ đăng lâu” 望鄉心若苦, 不用數登樓 (Kiến Mẫn Quân 見敏君) Trông về quê nhà mà khổ tâm như thế, Thì mấy lần lên lầu cao có ích gì.
9. (Phó) Dường như, giống như. ◎Như: “hân hỉ nhược cuồng” 欣喜若狂 vui mừng dường như phát điên.
10. (Phó) Bao nhiêu, đến đâu. ◎Như: “thí nhược đại tiểu” 試若大小 thử xem lớn nhỏ bao nhiêu.
11. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc phó từ: tự nhiên. ◎Như: “thần sắc tự nhược” 神色自若 thần sắc vẫn tự nhiên.
12. (Liên) Nếu, giả sử. ◎Như: “nhược sử như thử” 若使如此 nếu khiến như thế.
13. (Liên) Hoặc, hoặc là. ◇Sử Kí 史記: “Nguyện thủ Ngô vương nhược tướng quân đầu, dĩ báo phụ chi cừu” 願取吳王若將軍頭, 以報父之仇 (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện 魏其武安侯傳) Xin lấy đầu Ngô vương hoặc (đầu) một tướng quân (Ngô), để báo thù cha.
14. Lại một âm là “nhã”. ◎Như: “Bát-nhã” 般若 dịch âm chữ Phạn "prajñā", nghĩa là trí tuệ, trí tuệ thanh tịnh.
Tự hình 5
Dị thể 15
Chữ gần giống 2
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0