Có 27 kết quả:

佣 dung傛 dung傭 dung墉 dung容 dung庸 dung慵 dung榕 dung溶 dung滽 dung瀜 dung熔 dung瑢 dung肜 dung蓉 dung融 dung螎 dung褣 dung赨 dung鄘 dung鎔 dung鏞 dung镕 dung镛 dung頌 dung鱅 dung鳙 dung

1/27

dung [dong, dụng]

U+4F63, tổng 7 nét, bộ nhân 人 (+5 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển Trần Văn Chánh

Thuê. dung công [yonggong] (cũ) Người làm thuê. Xem [yòng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (1);
② Người làm thuê, người giúp việc nhà.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung

U+509B, tổng 12 nét, bộ nhân 人 (+10 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh tật không yên

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bệnh tật không yên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không yên. Chẳng hạn Dung dung ( trong lòng không yên ổn ).

Tự hình 2

Bình luận 0

dung [dong]

U+5889, tổng 14 nét, bộ thổ 土 (+11 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

dung [dong]

U+5BB9, tổng 10 nét, bộ miên 宀 (+7 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎Như: “dong thân chi sở” chỗ dung thân. ◇Thi Kinh : “Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?” , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇Chiến quốc sách : “Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi” , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇Lưu Nghĩa Khánh : “Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù” , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇Tân Khí Tật : “Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?” . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎Như: “dong hứa” nhận cho. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Dong đồ tái kiến” (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇Hàn Dũ : “Như văn kì thanh, như kiến kì dong” , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ “Dong”.
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎Như: “vô dong” không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎Như: “dong hoặc hữu chi” có lẽ có đấy. ◇Hậu Hán thư : “Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu” , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là “dung”.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên). dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thuỷ kinh chú: Hà thuỷ);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.

Tự hình 4

Dị thể 8

Từ ghép 50

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung [dong]

U+5EB8, tổng 11 nét, bộ nghiễm 广 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

nước Dong, nước Dung đời Chu (nay ở phía bắc huyện Cấp, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cần. ◎Như: “vô dong như thử” không cần như thế.
2. (Động) Dùng, nhậm dụng, sử dụng. ◎Như: “đăng dong” dùng vào việc lớn.
3. (Động) Báo đáp, thù tạ. ◎Như: “thù dong” trả công, đền công.
4. (Tính) Thường, bình thường. ◎Như: “dong ngôn” lời nói thường, “dong hành” sự làm thường, “dong nhân” người tầm thường.
5. (Tính) Ngu dốt, kém cỏi. ◎Như: “dong y” lang băm, thầy thuốc kém cỏi.
6. (Danh) Công lao. ◇Quốc ngữ : “Vô công dong giả, bất cảm cư cao vị” , (Tấn ngữ thất ) Không có công lao, không dám ở địa vị cao.
7. (Danh) Việc làm thuê. § Thông “dong” . ◇Hán Thư : “(Bành Việt) cùng khốn, mại dong ư Tề, vi tửu gia bảo” (), , (Loan Bố truyện ) (Bành Việt) khốn quẫn, đi làm thuê ở nước Tề, làm người bán rượu trong quán.
8. (Danh) Một phép thuế nhà Đường, bắt dân làm việc cho nhà vua. ◇Phạm Đình Hổ : “Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu” , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.
9. (Danh) Cái thành. § Thông “dong” .
10. (Danh) Họ “Dong”.
11. (Phó) Há, làm sao. ◇Tả truyện : “Dong phi nhị hồ?” (Trang Công thập tứ niên ) Chẳng phải là hai lòng ư? ◇Liệt Tử : “Lão Đam viết: Nhữ dong tri nhữ tử chi mê hồ?” : ? (Chu Mục vương ) Lão Tử hỏi: Ông làm sao biết được rằng con ông mê loạn?
12. (Liên) Do đó.
13. § Cũng đọc là “dung”.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tầm thường, xoàng xĩnh: Người tầm thường; Tầm thường quá;
② (văn) Cần: Không cần như thế; Không cần kể tỉ mỉ;
③ (văn) Công: Trả công;
④ (văn) Một phép thuế đời Đường bắt dân làm việc cho vua;
⑤ (văn) Làm thuê (như , bộ );
⑥ (văn) Tường thành (như , bộ );
⑦ (văn) Há, làm sao (biểu thị sự phản vấn, thường dùng kết hợp với một số từ khác, thành ),):? Tôi làm sao dám coi thường sự nghiệp của bá vương? (Lã thị Xuân thu); ? Sao chổi xuất hiện, há đáng sợ ư? (Án tử Xuân thu); ? Dù có nương thân ở Lạc Dương, há được ngủ yên? (Hậu Hán thư); ? Ôi! Sao lại biết kẻ ta cho là mộng lại không phải mộng? (Nguyễn Liên Pha: Mai đình mộng kí tự); ? Thế thì dù là thân tộc của ngươi, nhưng làm sao lại có thể thân gần ngươi được? (Đại đới lễ kí); ? Há có ích gì đâu?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng đến — Công lao. Việc mệt nhọc — Thường có — Tầm thường — Làm công. Kẻ làm thuê. Như chữ Dung .

Tự hình 5

Dị thể 9

Từ ghép 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung [dong, thung]

U+6175, tổng 14 nét, bộ tâm 心 (+11 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lười, biếng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lười biếng, trễ nải. ◇Cao Bá Quát : “Bệnh lí khán hoa nhất dạng thung” (Bệnh trung hữu hữu nhân chiêu ẩm ) Trong lúc bệnh, xem hoa, cùng một vẻ biếng nhác.
2. § Ghi chú: Tục quen đọc là “dong” hoặc “dung”.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mệt mỏi, lười biếng, biếng nhác, lười nhác, biếng trễ: Lười biếng; Mệt mỏi.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung [dong]

U+6995, tổng 14 nét, bộ mộc 木 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

dung [dong]

U+6EB6, tổng 13 nét, bộ thuỷ 水 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. tan ra
2. hoà tan
3. lưu thông

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tan (vật chất đổi sang thể lỏng), hòa lẫn. ◎Như: “tuyết vị dong” tuyết chưa tan.
2. (Động) Động, dao động. ◇Lí Thương Ẩn : “Hoàng Hà diêu dong thiên thượng lai, Ngọc lâu ảnh cận Trung Thiên đài” , (Hà dương ).
3. (Tính) Tràn đầy (nước). ◇Giang Yêm : “Uyên lân hống dong hề, Sở thủy nhi Ngô giang” , (Giang thượng chi san phú ).
4. (Tính) Lớn, thịnh.
5. (Tính) Vẻ an nhàn.
6. § Thông “dong” . ◇Hàn Phi Tử : “Thính ngôn chi đạo, dong nhược thậm túy” , (Dương quyền ). § Chữ “dong” ở đây có nghĩa là “dong mạo” .
7. § Ghi chú: Cũng đọc là “dung”.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tan, hoà tan: Đường còn chưa tan;
dung dung [róngróng] (văn) Rộng rãi, bao la, mênh mông: Nước sông mênh mông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng nước mênh mông — Chảy thành nước.

Tự hình 2

Chữ gần giống 3

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung

U+6EFD, tổng 14 nét, bộ thuỷ 水 (+11 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sông Dung (ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc)

Từ điển Trần Văn Chánh

Sông Dung (thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Hoa.

Tự hình 1

Chữ gần giống 6

Bình luận 0

dung [dong, dụng]

U+701C, tổng 19 nét, bộ thuỷ 水 (+16 nét)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) “Xung dung” : xem “dung” .

Tự hình 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung [dong]

U+7194, tổng 14 nét, bộ hoả 火 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

nóng chảy

Từ điển Trần Văn Chánh

(lí) Nóng chảy, chảy (từ thể rắn ra thể lỏng). Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nóng chảy. Cũng viết với bộ Kim.

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung

U+7462, tổng 14 nét, bộ ngọc 玉 (+10 nét)

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) “Xung dung” : xem “xung” .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Xung dung , vần Xung.

Tự hình 1

Chữ gần giống 3

Từ ghép 1

Bình luận 0

dung [can]

U+809C, tổng 7 nét, bộ nhục 肉 (+3 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên một lễ tế thời xưa. Hôm nay đã tế, hôm sau lại tế nữa gọi là tế “dung” . ◇Nhĩ nhã : “Dịch, hựu tế dã. Chu viết dịch, Thương viết dung” , . , (Thích thiên ) “Dịch”, lại tế nữa. Đời Chu gọi là “dịch”, đời Thương gọi là “dung”.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tế dung (tên một lễ tế đời Ân, Trung Quốc cổ đại: hôm nay đã tế, hôm sau lại tế nữa gọi là tế dung).

Tự hình 2

Bình luận 0

dung [dong]

U+84C9, tổng 13 nét, bộ thảo 艸 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: phù dung )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem “phù dung” . Một tên khác của hoa sen. § Xem “hà hoa” .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem T [fúróng], [congróng];
② [Róng] (Tên riêng của) thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Phù dung , vần Phù.

Tự hình 2

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung [dong]

U+878D, tổng 16 nét, bộ trùng 虫 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. tan ra
2. hoà tan
3. lưu thông

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hơi lửa bốc lên tiêu tán.
2. (Động) Tan, tan tác. ◎Như: “tuyết dung” tuyết tan, “tiêu dung ý kiến” tiêu tan ý kiến (ý nói hai bên không có hiềm khích gì nhau nữa).
3. (Động) Điều hòa, hòa lẫn. ◎Như: “thủy nhũ giao dung” nước và sữa hòa lẫn với nhau.
4. (Động) Lưu thông. ◎Như: “kim dung thị tràng” thị trường tiền tệ (lưu thông).
5. (Tính) Vui hòa. ◎Như: “kì nhạc dung dung” nhạc vui hòa.
6. (Tính) Lâu dài, trường cửu. ◇Thái Ung : “Bẩm mệnh bất dung, hưởng niên tứ thập hữu nhị” , (Quách Hữu Đạo bi văn ) Mạng phú cho không lâu dài, hưởng dương bốn mươi hai tuổi.
7. (Danh) Thần lửa. § Tức là “chúc dung” .
8. § Ghi chú: Cũng đọc là “dong”.

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng rực, khí lửa lan bốc lên trên trời gọi là dung. Vì thế nên ngày xưa gọi thần lửa là chúc dung thị .
② Tan tác. Như tuyết dung tuyết tan, tiêu dung ý kiến tiêu tan ý kiến, nói hai bên không có hiềm khích gì nhau nữa.
③ Hoà hoà. Như kì nhạc dung dung nhạc vui hoà hoà.
④ Hoà đều, dung thông, lưu thông, hai vật khác nhau mà hoà tan với nhau làm một đều gọi là dung. Như thuỷ nhũ giao dung nước với sữa hoà lẫn với nhau. Hai bên cùng thấu tỏ thông nhau gọi là thông dung . Người không câu nệ, chấp trước gọi là viên dung . Nay gọi giá cả các của cải là kim dung cũng là nói theo cái nghĩa lưu thông cả. Cũng đọc là chữ dong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tan, tan tác: Tuyết tan; Tiêu tan;
② Điều hoà, hoà nhịp, hoà lẫn, hoà đều, hoà vào, hoà: Hoà hợp, chan hoà; Như nước hoà với sữa (tình cá nước, tình keo sơn); Nhạc vui hoà; Những ngọn đồi hoà dần vào khoảng không;
③ Sự lưu thông tiền tệ: Thị trường tiền tệ;
④ (văn) Sáng rực, sáng ngời, cháy rực: Thần lửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi lửa bốc lên — Hoà hợp. Chẳng hạn Dung hợp — Rất sáng. Sáng chói — Thông suốt — Nóng chảy.

Tự hình 4

Dị thể 5

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung [quả]

U+878E, tổng 16 nét, bộ trùng 虫 (+10 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cách viết của chữ Dung .

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

dung

U+8923, tổng 15 nét, bộ y 衣 (+10 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Xung dung, vần Xung.

Tự hình 1

Bình luận 0

dung [đồng]

U+8D68, tổng 13 nét, bộ xích 赤 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài giun mình đỏ — Một âm là Đồng. Xem Đồng.

Tự hình 2

Dị thể 4

Bình luận 0

dung [dong]

U+9118, tổng 13 nét, bộ ấp 邑 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

nước Dong, nước Dung đời Chu (nay ở phía bắc huyện Cấp, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc)

Từ điển Trần Văn Chánh

Nước Dung (đời Chu, ở miền bắc huyện Cấp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ chư hầu đời nhà Chu, đất cũ thuộc địa phận tỉnh Hà Nam ngày nay — Như chữ Dung .

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung [dong]

U+9394, tổng 18 nét, bộ kim 金 (+10 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn đúc đồ vật bằng kim loại. ◇Vương Phù : “Trung dân chi sanh thế dã, do thước kim chi tại lô dã, tòng đốc biến hóa, duy dã sở vi, phương viên bạc hậu, tùy dong chế nhĩ” , , , , , (Tiềm phu luận , Đức hóa ).
2. (Danh) Tỉ dụ quy phạm, mô thức. ◇Da Luật Sở Tài : “Dưỡng như Trâu Kha khí, thành tự Trọng Ni dong” , (Lan Trọng Văn... ).
3. (Danh) Một loại mâu (binh khí).
4. (Động) Nung lửa cho kim loại, đá... chảy ra (biến thành chất lỏng). § Sau viết là . ◇Vương Thao : “Tại san đính thượng hốt khai nhất huyệt, tương thạch thiêu dong, như thủy lưu xuất” , , (Úng dũ dư đàm , Hải đảo hỏa san ).
5. (Động) Tôi luyện nội dung, luyện ý (nói về văn chương, tả tác). § Sau viết là . ◇Văn tâm điêu long : “Quy phạm bổn thể vị chi dong” (Dong tài ).
6. (Động) Đào luyện, tạo thành. § Sau viết là . ◇Thanh sử cảo 稿: “Tỉ tập lễ nghi, dong khí chất” , (Lễ chí ngũ ).
7. § Cũng đọc là “dung”.

Từ điển Thiều Chửu

① Nấu chảy. Lấy lửa nung cho loài kim chảy ra gọi là dong.
② Cái khuôn đúc đồ. Cũng đọc là dung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nấu chảy (kim loại);
② Khuôn đúc;
③ Một loại giáo mác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu chảy kim khí. Đúc kim khí — Nóng chảy — Tên một loại binh khí, giống như cây giáo.

Tự hình 1

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung [dong]

U+93DE, tổng 19 nét, bộ kim 金 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cái chuông lớn

Từ điển Trần Văn Chánh

Chuông lớn (một loại nhạc khí thời cổ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chuông thật lớn.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

dung [dong]

U+9555, tổng 15 nét, bộ kim 金 (+10 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nấu chảy (kim loại);
② Khuôn đúc;
③ Một loại giáo mác.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

dung [dong]

U+955B, tổng 16 nét, bộ kim 金 (+11 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cái chuông lớn

Từ điển Trần Văn Chánh

Chuông lớn (một loại nhạc khí thời cổ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

dung [dong]

U+9C45, tổng 22 nét, bộ ngư 魚 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cá mè hoa

Từ điển Trần Văn Chánh

Cá mè hoa.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 2

Bình luận 0

dung [dong]

U+9CD9, tổng 19 nét, bộ ngư 魚 (+11 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cá mè hoa

Từ điển Trần Văn Chánh

Cá mè hoa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0