Có 48 kết quả:

为 vi为 vy囗 vi囗 vy囲 vy围 vi围 vy圍 vi圍 vy帏 vi帏 vy幃 vi幃 vy微 vi微 vy沩 vy湃 vy湋 vy溈 vy溦 vi溦 vy潙 vy為 vi為 vy爲 vi爲 vy苇 vi苇 vy葦 vy薇 vi薇 vy违 vi违 vy違 vi違 vy鄬 vy闈 vi闈 vy闱 vi闱 vy霉 vy韋 vi韋 vy韦 vi韦 vy麌 vy黴 vi黴 vy

1/48

vi [vị]

U+4E3A, tổng 4 nét, bộ chủ 丶 (+3 nét)
giản thể, hội ý

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
2. Giản thể của chữ .

Tự hình 3

Dị thể 4

Từ ghép 4

Bình luận 0

vy [vị]

U+4E3A, tổng 4 nét, bộ chủ 丶 (+3 nét)
giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

làm, gây nên

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Tự hình 3

Dị thể 4

Bình luận 0

vi

U+56D7, tổng 3 nét, bộ vi 囗 (+0 nét)
phồn & giản thể, tượng hình

Từ điển trích dẫn

1. Cổ văn là chữ “vi” .

Tự hình 4

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+56D7, tổng 3 nét, bộ vi 囗 (+0 nét)
phồn & giản thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

vây quanh

Từ điển Thiều Chửu

① Cổ văn là chữ vi .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chữ thời xưa;
② Chữ thời xưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vây bọc xung quanh — Vòng vây — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Vi — Như chữ Vi .

Tự hình 4

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+56F2, tổng 7 nét, bộ vi 囗 (+4 nét)
phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Vi .

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

vi

U+56F4, tổng 7 nét, bộ vi 囗 (+4 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ ghép 8

Bình luận 0

vy

U+56F4, tổng 7 nét, bộ vi 囗 (+4 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

vây quanh

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vây, bao vây, vây bắt: Vây mà không đánh; Giăng lưới bắt thú;
② Xung quanh: Xung quanh đều là núi;
③ Khoanh tròn, cuộn, quàng: Vải khoanh giường; Quàng khăn quàng đỏ;
④ Ôm: Cây to đến 10 ôm.

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0

vi

U+570D, tổng 12 nét, bộ vi 囗 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao vây, vây chận. ◎Như: “vi thành” bao vây thành. ◇Sử Kí : “Hán Vương toại định Ung địa. Đông chí Hàm Dương, dẫn binh vi Ung Vương Phế Khâu” . , (Cao Tổ bổn kỉ ) Hán Vương bình định đất Ung xong. Phía đông đến Hàm Dương, dẫn quân bao vây Ung Vương ở Phế Khâu.
2. (Động) Bao quanh. ◇Hồng Lâu Mộng : “Lâm nhật, Giả mẫu đái trước Dung thê tọa nhất thừa đà kiệu, Vương phu nhân tại hậu diệc tọa nhất thừa đà kiệu, Giả Trân kị mã, suất liễu chúng gia đinh vi hộ” , , , , (Đệ ngũ thập cửu hồi) Đến ngày ấy, Giả mẫu dẫn vợ Giả Dung ngồi một kiệu, Vương phu nhân ngồi một kiệu theo sau, Giả Trân cưỡi ngựa dẫn bọn gia đinh đi bao quanh hộ vệ.
3. (Động) Phòng thủ. ◇Công Dương truyện : “Vi bất ngôn chiến” (Trang Công thập niên ) Phòng thủ, không nói đánh.
4. (Danh) Vòng bao bọc chung quanh. ◎Như: “chu vi” đường vòng quanh, “ngoại vi” vòng ngoài.
5. (Danh) Màn che chung quanh. ◎Như: “sàng vi” màn che quanh giường, “kiệu vi” màn che kiệu.
6. (Danh) Vòng vây chận (chiến tranh). ◎Như: “đột vi” phá vòng vây. ◇Sử Kí : “Cao đế dụng Trần Bình kì kế, tiện Thiền Vu Yên Chi, vi dĩ đắc khai” , 便, (Trần Thừa tướng thế gia ) Cao Đế dùng kế lạ của Trần Bình, cho người đi sứ đến Yên Chi của Thiền Vu, (do đó) được giải vây.
7. (Danh) Thước tròn, dùng để đo các đồ tròn.
8. (Danh) (1) Đơn vị 5 tấc là một “vi”. ◇Thủy hử truyện : “Thân trường bát xích, yêu khoát thập vi” , (Đệ tam hồi) Thân cao tám thước, lưng rộng mười vi. (2) Ôm (vòng), chét tay. ◎Như: “thụ đại thập vi” cây to mười ôm.

Tự hình 5

Dị thể 3

Từ ghép 22

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+570D, tổng 12 nét, bộ vi 囗 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

vây quanh

Từ điển Thiều Chửu

① Vây quanh, như vi thành vây thành.
② Vây bắt, chăng lưới bắt các giống thú gọi là đả vi .
③ Thước tròn, dùng để đo các đồ tròn gọi là vi. Hoặc cho 5 tấc là một vi hoặc cho một chét là một vi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vây, bao vây, vây bắt: Vây mà không đánh; Giăng lưới bắt thú;
② Xung quanh: Xung quanh đều là núi;
③ Khoanh tròn, cuộn, quàng: Vải khoanh giường; Quàng khăn quàng đỏ;
④ Ôm: Cây to đến 10 ôm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vây bọc xung quanh — Vòng vây — Vách nhà. Truyện Hoa Tiên : » Tại đây giáp vách liền vi « — Đường chạy xung quanh. Td: Chu vi — Khu đất có tường hoặc hàng rào xung quanh.

Tự hình 5

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vi

U+5E0F, tổng 7 nét, bộ cân 巾 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

vy

U+5E0F, tổng 7 nét, bộ cân 巾 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cái màn
2. cái túi thơm

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [wéi]: Chỗ kín trong phòng the;
② Túi thơm.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

vi

U+5E43, tổng 12 nét, bộ cân 巾 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Túi thơm.
2. (Danh) Màn che, trướng. § Thông “duy” . ◇Lí Bạch : “Xuân phong bất tương thức, Hà sự nhập la vi?” , (Xuân tứ ) Gió xuân không quen biết, Sao lại vào trong màn lụa?

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+5E43, tổng 12 nét, bộ cân 巾 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cái màn
2. cái túi thơm

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trướng đơn. Phòng vi nói chỗ kín trong buồng the.
② Cái túi thơm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [wéi]: Chỗ kín trong phòng the;
② Túi thơm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái túi — Tấm màn. Tấm rèm.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vi

U+5FAE, tổng 13 nét, bộ xích 彳 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇Tả truyện : “Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi” , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇Luận Ngữ : “Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ” (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇Thi Kinh : “Vi ngã vô tửu” (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇Hán Thư : “Giải sử nhân vi tri tặc xứ” 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎Như: “tinh vi” , “vi diệu” tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎Như: “vi tội” tội nhỏ, “vi lễ” lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎Như: “suy vi” suy yếu. ◇Hàn Dũ : “Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi” , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎Như: “xuất thân hàn vi” xuất thân nghèo hèn. ◇Sử Kí : “Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã” , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎Như: “vi thiểu” ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎Như: “vi ba” microwave, “vi âm khí” microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇Thi Kinh : “Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi” , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇Tạ Linh Vận : “Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi” , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎Như: “vi phục” đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, “vi hành” đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như “bất cận” , “bất độc” . ◇Kỉ Quân : “Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã” , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎Như: “vi tiếu” cười khẽ, cười mỉm, “niêm hoa vi tiếu” cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một “vi” .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc (“thốn” ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây (“miểu” ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ “Vi”.

Tự hình 9

Dị thể 9

Từ ghép 43

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+5FAE, tổng 13 nét, bộ xích 彳 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Nguỵ thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.

Tự hình 9

Dị thể 9

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy [duy]

U+6CA9, tổng 7 nét, bộ thuỷ 水 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

sông Vi (ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc)

Từ điển Trần Văn Chánh

Sông Vi (ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

vy

U+6E4B, tổng 12 nét, bộ thuỷ 水 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy vòng lại.

Tự hình 3

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy [duy, quy]

U+6E88, tổng 12 nét, bộ thuỷ 水 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

sông Vi (ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc)

Tự hình 1

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vi

U+6EA6, tổng 13 nét, bộ thuỷ 水 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Tuy vi” : xem “tuy” .

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

vy

U+6EA6, tổng 13 nét, bộ thuỷ 水 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

mưa nhỏ, mưa lâm thâm

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mưa nhỏ: Mưa lâm râm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa nhỏ. Mưa phùn.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

vy [quy]

U+6F59, tổng 15 nét, bộ thuỷ 水 (+12 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

sông Vi (ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc)

Từ điển Trần Văn Chánh

Sông Vi (ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Tự hình 1

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vi [vị]

U+70BA, tổng 9 nét, bộ hoả 火 (+5 nét)
phồn thể, hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇Chu Lễ : “Vi nhạc khí” (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎Như: “vi thiện tối lạc” làm điều lành rất vui, “sự tại nhân vi” muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎Như: “vi quốc” trị nước. ◇Luận Ngữ : “Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi ” , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇Liễu Tông Nguyên : “Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp” , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇Luận Ngữ : “Tử Du vi Vũ Thành tể” (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇Thi Kinh : “Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng” , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎Như: “thất bại vi thành công chi mẫu” thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇Dịch Kinh : “Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc” , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇Luận Ngữ : “Bất vi tửu khốn” (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như “tắc” . ◇Luận Ngữ : “Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo” , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇Hàn Phi Tử : “Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu” , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇Vương Duy : “Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông” 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇Luận Ngữ : “Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?” , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇Trang Tử : “Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!” , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎Như: “đại vi cao hứng” rất là hứng khởi, “thậm vi trọng yếu” thật là quan trọng.
16. Một âm là “vị”. (Trợ) Vì (mục đích). ◎Như: “vị chánh nghĩa nhi chiến” vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎Như: “vị hà bất khứ?” vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎Như: “vị dân phục vụ” phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇Đào Uyên Minh : “Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã” : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇Luận Ngữ : “Phu tử bất vị dã” (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là “vi” .

Tự hình 5

Dị thể 7

Từ ghép 14

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy [vị]

U+7232, tổng 12 nét, bộ trảo 爪 (+8 nét)
phồn thể, hội ý

Từ điển phổ thông

làm, gây nên

Từ điển Thiều Chửu

① Làm, như hành vi .
② Gây nên, làm nên.
③ Trị, như vi quốc trị nước.
④ Dùng làm ngữ từ, như tuy đa diệc hề dĩ vi dầu nhiều có làm gì.
⑤ Một âm là vị. Như vị kỉ vì mình, hữu sở vị nhi vị có vì cái gì mà làm, v.v.
⑥ Giúp, như Luận ngữ nói: phu tử bất vị dã nhà thầy chẳng giúp vậy. Cũng viết là vi .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm. Td: Hành vi — Là — Một âm khác là Vị. Xem Vị.

Tự hình 6

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vi []

U+82C7, tổng 7 nét, bộ thảo 艸 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

vy []

U+82C7, tổng 7 nét, bộ thảo 艸 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cây sậy, cây lau

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

Lau, sậy. Xem [lúwâi].

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

vy

U+8587, tổng 16 nét, bộ thảo 艸 (+13 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

rau vi

Từ điển Thiều Chửu

① Rau vi.
② Tử vi cây hoa tử vi. tục gọi là hoa bách nhật hồng . Về nhà Ðường trồng ở tỉnh Chung Thư. Sau gọi tỉnh Chung Thư là Tử Vi tỉnh . Nhà Minh đổi làm ti Bố Chính, cho nên gọi Bố Chính ti là Vi viên .
③ Tường vi . Xem chữ tường .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rau vi;
② Xem [zêwei];
③ Xem [qiángwei].

Tự hình 2

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vi

U+8FDD, tổng 7 nét, bộ sước 辵 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 6

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+8FDD, tổng 7 nét, bộ sước 辵 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. không theo, không nghe, không tuân, làm trái
2. xa nhau

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trái, ngược: Không trái thời vụ; Trái mệnh;
② Xa cách, xa lìa: Li biệt đã lâu, bao năm xa cách;
③ (văn) Lánh;
④ (văn) Lầm lỗi.

Tự hình 2

Dị thể 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vi

U+9055, tổng 12 nét, bộ sước 辵 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa, chia lìa. ◎Như: “cửu vi” li biệt đã lâu. ◇Khuất Nguyên : “Tuy tín mĩ nhi vô lễ hề, lai vi khí nhi cải cầu” , (Li Tao ) Tuy đẹp thật nhưng vô lễ hề, phải lìa bỏ mà cầu chỗ khác.
2. (Động) Cách xa. ◇Lễ Kí : “Trung thứ vi đạo bất viễn, thi chư kỉ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân” , , (Trung Dung ) Đức trung thành và lòng khoan thứ cách đạo không xa, cái gì không muốn làm cho mình, thì đừng làm cho người khác.
3. (Động) Trái, làm trái. ◎Như: “vi mệnh” trái mệnh, “vi pháp” trái phép. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Lão phu bất cảm hữu vi, tùy dẫn Điêu Thuyền xuất bái công công” , (Đệ bát hồi) Lão phu không dám trái phép, phải dẫn Điêu Thuyền ra lạy bố chồng.
4. (Động) Lánh, tránh đi. ◇Liêu Sử : “Thu đông vi hàn, Xuân hạ tị thử” , (Doanh vệ chí trung ) Thu đông tránh lạnh, Xuân hạ lánh nóng.
5. (Động) Lầm lỗi.
6. (Động) § Xem “y vi” .

Tự hình 4

Dị thể 7

Từ ghép 21

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+9055, tổng 12 nét, bộ sước 辵 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. không theo, không nghe, không tuân, làm trái
2. xa nhau

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa. Như cửu vi li biệt đã lâu.
② Trái. Như vi mệnh trái mệnh, vi pháp trái phép. Người hay du di không quả quyết gọi là y vi .
③ Lánh.
④ Lầm lỗi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trái, ngược: Không trái thời vụ; Trái mệnh;
② Xa cách, xa lìa: Li biệt đã lâu, bao năm xa cách;
③ (văn) Lánh;
④ (văn) Lầm lỗi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lìa ra. Rời ra — Làm ngược lại. Làm trái. Td: Vi phạm.

Tự hình 4

Dị thể 7

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+912C, tổng 14 nét, bộ ấp 邑 (+12 nét)
hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên đất thuộc nước Trịnh thời Xuân Thu, nay là địa phận tỉnh Hà Nam, Trung Hoa.

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

vi

U+95C8, tổng 17 nét, bộ môn 門 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cửa nách trong cung.
2. (Danh) Nhà ở của hoàng hậu và các cung phi.
3. (Danh) Nhà khảo thí thời xưa. § Vì thế, thi hội gọi là “xuân vi” , thi hương gọi là “thu vi” . ◇Hồng Lâu Mộng : “Thả hỉ minh tuế chánh đương đại tỉ, huynh nghi tác tốc nhập đô, xuân vi nhất chiến, phương bất phụ huynh chi sở học dã” , , , (Đệ nhất hồi) Vừa may sang năm có khoa thi lớn, huynh nên lên kinh đô ngay, một khi bảng xuân chiếm được, mới khỏi phụ tài học của mình.
4. (Danh) Nhà trong, nội thất, phòng cha mẹ ở. ◎Như: “đình vi” sân và nhà trong, chỉ phòng cha mẹ ở, cũng dùng để chỉ cha mẹ. ◇Nguyễn Trãi : “Đình vi nhất biệt tuế hoa thâm” (Đề Hà Hiệu Úy "Bạch vân tư thân" ) Từ khi cách biệt cha mẹ, đã nhiều năm tháng trôi qua mất.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+95C8, tổng 17 nét, bộ môn 門 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cửa ngách trong cung

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cửa nách trong cung.
② Ngày xưa gọi cái nhà để thi khảo là vi, vì thế nên thi hội gọi là xuân vi , thi hương gọi là thu vi .
③ Cái nhà trong.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Cửa nách trong cung;
② Nhà ở của hoàng hậu và các cung phi;
③ Buồng phụ nữ ở, khuê phòng;
④ Nhà lớn để tổ chức kì thi tuyển thời xưa: Thi hội; Thi hương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cửa ở trong cung vua. Td: Cung vi — Chỉ trong cung vua — Chỉ trường thi thời xưa.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vi

U+95F1, tổng 7 nét, bộ môn 門 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

vy

U+95F1, tổng 7 nét, bộ môn 門 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cửa ngách trong cung

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Cửa nách trong cung;
② Nhà ở của hoàng hậu và các cung phi;
③ Buồng phụ nữ ở, khuê phòng;
④ Nhà lớn để tổ chức kì thi tuyển thời xưa: Thi hội; Thi hương.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

vy [my, môi]

U+9709, tổng 15 nét, bộ vũ 雨 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

mốc, meo, nấm

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

vi

U+97CB, tổng 9 nét, bộ vi 韋 (+0 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Da thuộc (da thú mềm đã bỏ hết lông). ◇Khuất Nguyên : “Tương đột thê hoạt kê, như chi như vi, dĩ khiết doanh hồ?” , , (Sở từ , Bốc cư ) Hay nên mềm mỏng trơn tru (tùy thuận theo thói tục), như mỡ như da, để được như cái cột tròn láng?
2. (Danh) Họ “Vi”.
3. (Động) Trái. § Thông “vi” .

Tự hình 5

Dị thể 9

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy

U+97CB, tổng 9 nét, bộ vi 韋 (+0 nét)
phồn thể, hình thanh

vi

U+97E6, tổng 4 nét, bộ vi 韋 (+0 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 3

Dị thể 6

Bình luận 0

vy

U+97E6, tổng 4 nét, bộ vi 韋 (+0 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

da đã thuộc

Tự hình 3

Dị thể 6

Bình luận 0

vy [ngu]

U+9E8C, tổng 18 nét, bộ lộc 鹿 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

con khuân cái

Tự hình 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vi [mi, my, môi]

U+9EF4, tổng 23 nét, bộ hắc 黑 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mốc, meo, nấm § Những loại khuẩn sinh ra ở nơi ẩm nóng.
2. (Tính) Mặt cáu đen, mặt đen bẩn. ◇Hoài Nam Tử : “Thần Nông tiều tụy, Nghiêu sấu cù, Thuấn mi hắc, Vũ biền chi” , , , (Tu vụ ) Thần Nông tiều tụy, Nghiêu gầy gò, Thuấn đen đủi, Vũ chai đá.
3. § Ta quen đọc là “vi”.

Tự hình 2

Dị thể 5

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vy [mi, my, môi]

U+9EF4, tổng 23 nét, bộ hắc 黑 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

mốc, meo, nấm

Tự hình 2

Dị thể 5

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0