Có 2 kết quả:

根 gēn ㄍㄣ跟 gēn ㄍㄣ

1/2

gēn ㄍㄣ

U+6839, tổng 10 nét, bộ mù 木 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

rễ cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rễ cây. ◎Như: “lạc diệp quy căn” 落葉歸根 lá rụng về cội.
2. (Danh) Phần dưới, phần gốc của vật thể. ◎Như: “thiệt căn” 舌根 cuống lưỡi, “nha căn” 牙根 chân răng. ◇Bạch Cư Dị 白居易: “Mãn đình điền địa thấp, Tề diệp sanh tường căn” 滿庭田地溼, 薺葉生牆根 (Tảo xuân 早春) Khắp sân ruộng đất ẩm, Lá tề mọc chân tường.
3. (Danh) Gốc, nguồn, nền tảng. ◎Như: “họa căn” 禍根 nguồn gốc, nguyên cớ của tai họa, “bệnh căn” 病根 nguyên nhân của bệnh.
4. (Danh) Căn số (toán học).
5. (Danh) Lượng từ: dùng cho những vật hình dài: khúc, sợi, que, cái, v.v. ◎Như: “nhất căn côn tử” 一根棍子 một cây gậy, “tam căn khoái tử” 三根筷子 ba cái đũa.
6. (Danh) Họ “Căn”.
7. (Danh) “Lục căn” 六根 (thuật ngữ Phật giáo) gồm: “nhãn” 眼 mắt, “nhĩ” 耳 tai, “tị” 鼻 mũi, “thiệt” 舌 lưỡi, “thân” 身 thân, “ý” 意 ý.
8. (Động) Trồng sâu, ăn sâu vào. ◇Mạnh Tử 孟子: “Quân tử sở tính, nhân nghĩa lễ trí căn ư tâm” 君子所性, 仁義禮智根於心 (Tận tâm thượng 盡心上) Bản tính của bậc quân tử, nhân nghĩa lễ trí ăn sâu trong lòng.
9. (Phó) Triệt để, tận cùng. ◎Như: “căn tuyệt” 根絕 tiêu diệt tận gốc, “căn trừ” 根除 trừ khử tới cùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Rễ cây.
② Bộ dưới một vật gì cũng gọi là căn, như thiệt căn 舌根 cuống lưỡi.
③ Căn do (nhân), như thiện căn 善根 căn thiện, câu nói nào không có bằng cứ gọi là vô căn chi ngôn 無根之言.
④ Nhà Phật gọi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý 眼、耳、鼻、舌、身、意 là lục căn 六根.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rễ: 樹根 Rễ cây;
② (loại) Khúc, sợi, que, cái...: 一根木料 Một khúc gỗ 兩根麻繩 Hai sợi dây đay; 三根火柴 Ba que diêm;
③ Chân, gốc, nguồn gốc, nền tảng, cội rễ: 禍根 Nguồn gốc gây ra tai hoạ; 墻根 Chân tường;
④ (toán) Căn số;
⑤ (văn) Gốc;
⑥ (tôn) Căn: 六根 Lục căn (theo nhà Phật, gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rễ cây — Cái gốc rễ của sự việc — Tiếng nhà Phật, nghĩa là những giác quan, có thể sinh ra nghiệp thiện ác.

Từ điển Trung-Anh

(1) root
(2) basis
(3) classifier for long slender objects, e.g. cigarettes, guitar strings
(4) CL:條|条[tiao2]
(5) radical (chemistry)

Tự hình 4

Dị thể 4

Từ ghép 247

Một số bài thơ có sử dụng

gēn ㄍㄣ

U+8DDF, tổng 13 nét, bộ zú 足 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. gót chân
2. đi theo chân
3. với, và
4. như, giống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gót chân. ◎Như: “cước hậu cân” 腳後跟 gót chân. ◇Tiêu Cám 焦贛: “Đầu dưỡng tao cân, vô ích ư tật” 頭癢搔跟, 無益於疾 (Dịch lâm 易林, Kiển chi cách 蹇之革).
2. (Danh) Gót, đế hoặc phần sau (giày, dép, đồ vật...). ◎Như: “cao cân hài” 高跟鞋 giày cao gót.
3. (Động) Đi theo, theo chân. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Thị thì Tào Tháo tự cân Hoàng Phủ Tung thảo Trương Lương” 是時曹操自跟皇甫嵩討張梁 (Đệ nhị hồi) Bấy giờ Tào Tháo đang theo Hoàng Phủ Tung đánh Trương Lương.
4. (Động) Ngày xưa chỉ đày tớ hầu hạ chủ. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Ngã Bồi Mính cân Nhị da giá kỉ niên, Nhị da đích tâm sự, ngã một hữu bất tri đạo đích” 我焙茗跟二爺這幾年, 二爺的心事, 我沒有不知道的 (Đệ tứ tam hồi).
5. (Động) Chỉ con gái lấy chồng. ◇Chu Lập Ba 周立波: “Ngã môn nha đầu na thì tài thập lục, nhĩ tứ thập tam liễu. Nhĩ khiếu tha cân nhĩ, tha bất nguyện ý” 我們丫頭那時才十六, 你四十三了. 你叫她跟你, 她不願意 (Bạo phong sậu vũ 暴風驟雨, Đệ nhất bộ thập nhị).
6. (Động) Sánh, kịp, ngang bằng. ◇Quản Hoa 管樺: “Thất thập cửu tuế lão đệ lạp trường thanh điệu thuyết: Khí xa tựu thị bất cân phi cơ khoái nha” 七十九歲老弟拉長聲調說: 汽車就是不跟飛機快呀 (Tỉnh đài thượng 井臺上).
7. (Giới) Và, cùng. ◎Như: “ngã cân tha nhất đồng thướng học” 我跟他一同上學 tôi và nó cùng đi học.
8. (Giới) Hướng về, đối. ◎Như: “nhĩ cân thùy thuyết thoại” 你跟誰說話 anh nói chuyện với ai.
9. § Ta quen đọc là “ngân”.

Từ điển Thiều Chửu

① Gót chân.
② Đi theo chân.
③ Ta quen đọc là chữ ngân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gót (chân): 腳後跟 Gót chân; 高跟鞋 Giày cao gót;
② Theo chân: 他跑得很快,我跟不上 Anh ấy chạy nhanh quá, tôi theo không kịp;
③ Với: 我跟他在一起工作 Tôi cùng làm việc với anh ấy; 我已經跟他說過了 Tôi đã nói với anh ấy rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gót chân — Đi theo — Và. Với.

Từ điển Trung-Anh

(1) heel
(2) to follow closely
(3) to go with
(4) (of a woman) to marry sb
(5) with
(6) compared with
(7) to
(8) towards
(9) and (joining two nouns)

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ ghép 70

Một số bài thơ có sử dụng